Bệnh phổi kẽ (viêm phổi kẽ) là gì? Bệnh phổi kẽ là tên chung nhằm chỉ một nhóm bệnh gây tổn thương tổ chức kẽ của phổi. Trong lá phổi thường có những khoảng không nhất định - kẽ phổi giúp cho việc hô hấp được tốt hơn.
Bệnh phổi kẽ xuất hiện khoảng không bên trong phổi, trong nhiều trường hợp bệnh phổi kẽ dễ biến chuyển thành ung thư. Có tới hơn 60% số người mắc bệnh là làm các công việc phổ thông, độc hại, thu nhập thấp.
Thông thường bệnh phổi thường xuất hiện ở những người khoảng trên 40 hoặc 50 tuổi, điều này cũng dễ hiểu vì khi đó họ đã trải qua một quá trình, thời gian dài hít thở, hứng chịu các chất ô nhiễm và hóa chất xung quanh.

Tổn thương bệnh phổi kẽ trên phim chụp cắt lớp.
Nguyên nhân gây bệnh phổi kẽ
Bệnh phổi kẽ thường được phân loại theo nguyên nhân hoặc phân loại theo x quang hoặc chụp cắt lớp vi tính.
Nguyên nhân gây bệnh phổi kẽ thường được xác định, nhưng đôi khi có nhiều trường hợp không tìm ra nguyên nhân gây bệnh phổi kẽ.
- Người bệnh có thời gian dài hít phải bụi silic, bụi kim loại, sợi amiăng hoặc tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, khí clo,…
- Người bệnh hút thuốc trực tiếp hoặc gián tiếp hút thu
- Do nhiễm khuẩn: nhiễm virus, vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng.
- Bệnh nhân đang trị liệu bức xạ như thuốc hóa trị, thuốc rối loạn nhịp tim, thuốc kháng sinh, thuốc chữa ung thư, thuốc chữa khớp, nhóm stain
- Hít phải các chất hữu cơ như: bụi phân chim, nấm mốc,…
- Bệnh nhân đang bị bệnh lý Luput, viêm xương khớp dạng thấp, bệnh trào ngược dạ dày thực quản dễ dẫn tới viêm phổi mạn tính gây xơ hóa phổi.
- Nhiễm trùng: viêm phổi không điển hình, viêm phổi do pneumocystis, lao phổi , virut hợp bào hô hấp .
- Bệnh ác tính: viêm bạch mạch ung thư .
Triệu chứng của người mắc bệnh viêm phổi kẽ
Người mắc bệnh viêm phổi kẽ có thể có các triệu chứng sau đây
1. Có cảm giác khó thở, đặc biệt là trong hoặc sau khi hoạt động thể chất. Ở một số trường hợp, người bệnh còn bị thở rít, đau ngực.
2. Ho khan. Khi gặp hội chứng chảy máu lan tỏa phế nang, bệnh van hai lá, bệnh nhân viêm phổi kẽ có thể ho ra máu.
3. Móng tay có đường cong trên các đỉnh
4. Các triệu chứng khác ngoài phổi: đau cơ, xương, mệt mỏi, sốt, đau khớp, phù, da nhạy cảm với ánh sáng, khô mắt, khô miệng.
Khó thở và ho khan thường là dấu hiệu và triệu chứng ban đầu. Những dấu hiệu triệu chứng sẽ phát triển dần dần - thường là rất lâu sau khi phổi bị tổn thương .
Triệu chứng có xu hướng dần dần trở lên tồi tệ hơn. Cuối cùng người bệnh có thể nhận thấy khó thở trong các hoạt động thường xuyên đơn giản như mặc quần áo, nói chuyện bạn bè, thậm chí ngay cả khi ăn uống.
Điều trị bệnh phổi kẽ
Các bệnh phổi kẽ gồm nhiều bệnh với quá trình bệnh lý khác nhau vì vậy mỗi bệnh có những phương pháp điều trị khác nhau
Khi phổi đã hình thành mô sẹo thì không thể phục hồi và cải thiện chức năng phổi được bình thường.
Để chống viêm, bệnh phổi nói chung các bác sỹ chuyên khoa thường dùng thuốc corticosteroid nhưng cũng chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn vì loại thuốc này dễ gây tác dụng phụ như tăng nhãn áp, loãng xương hoặc tăng đường huyết dẫn tới đái tháo đường, nhiễm khuẩn.

Giải phẫu chữa bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân
Ngoài ra, thuốc ccetylcystein có thể giúp giảm tổn thương sẹo hóa phế nang hoặc thuốc anti- fibrotic làm giảm sự phát triển của mô sẹo mà các bác sỹ thường chỉ định cho bệnh nhân bịbệnh phổi kẽ.
Bên cạnh đó, sử dụng oxy cũng là cách giúp bệnh nhân bị phổi kẽ giảm huyết áp ở buồng tim phải và cải thiện giấc ngủ tốt hơn.
Bệnh phổi kẽ có thể gây biến chứng nguy hiểm như hạn chế lưu lượng máu trong phổi dẫn tới suy tim phải, suy hô hấp và dẫn tới tử vong. Vì thế, người già nên phòng ngừa căn bệnh này là tốt nhất.
Nguyên tắc chung chữa và phòng ngừa bệnh phổi kẽ
- Loại bỏ yếu tố căn nguyên: do thuốc bụi phổi .
- Các bệnh không rõ căn nguyên hoặc có tổn thương tổ chức liên kết tiến triển .
- Dùng corticoid hoặc ức chế miễn dịch .
- Tập luyện .
- Vác xin dự phòng cúm, vi khuẩn .
- Ngừng hút thuốc lá hoặc tránh hút thuốc lá gián tiếp
- Ghép phổi hoặc ghép tim phổi .
Cách phòng bệnh phổi kẽ hiệu quả
Các phương pháp ngăn ngừa sự tấn công của bệnh phổi kẽ ở người già rất đơn giản như:

Bỏ thuốc lá để phòng tránh bệnh phổi kẽ
- Bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào.
- Sử dụng quần áo và các phương tiện bảo hộ khi tiếp xúc với các chất gây độc hại như sợi amiăng,…
- Khám bệnh thường xuyên để điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm khuẩn toàn thân và ở phổi.
- Giữ gìn cơ thể tránh bị nhiễm lạnh nhất là vùng cổ, đầu và ngực.
- Nếu người già đã trị liệu bức xạ, hóa trị liệu hoặc dùng thuốc chữa tim mạch, thần kinh,… cần phải thăm khám bệnh định kỳ để phát hiện điều trị kịp thời.
Bệnh phổi kẽ nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí gây ra ung thư phổi nếu để tình trạng diễn ra quá lâu ngày.. Hy vọng những kiến thức về bệnh phổi kẽ trên đây sẽ giúp mọi người có biện pháp phòng tránh, đặc biệt là những người cao tuổi, người già.