Đục thủy tinh thể là bệnh thường gặp ở người già, là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh mù lòa trên thế giới. Ngoài ra, thời gian gần đây, căn bệnh này vẫn xảy ra ở trẻ em, có thể do bẩm sinh hoặc do chấn thương về mắt.
Định nghĩa
Đục thủy tinh thể là tình trạng thể thủy tinh - ống kính trong suốt của mắt bị mờ, giống như một tấm kính bám đầy bụi hoặc phủ sương mù. Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu từ nước và các protein, sắp xếp trật tự để cho ánh sáng có thể xuyên qua và hội tụ trên võng mạc, giúp ta nhìn rõ các vật thể dù ở gần hay xa. Tuy nhiên dưới sự tác động của nhiều yếu tố đã làm cho các protein cấu tạo nên thủy tinh thể tụ lại thành từng đám, làm cản trở đường truyền của tia sáng lên võng mạc, từ đó gây suy giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

Các loại bệnh đục thủy tinh thể thường gặp
- Đục thể thuỷ tinh do tuổi tác: là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở người có tuổi bởi khi bước qua tuổi trung niên, quá trình oxy hóa và chống oxy hóa bên trong cơ thể bị mất cân bằng. Do vậy, việc bổ sung chất chống oxy hóa mạnh mẽ nhằm tạo ra một hàng rào bảo vệ mắt để ngăn chặn đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và các bệnh về mắt.
- Đục thể thuỷ tinh do bệnh lý: thường gặp nhất là ở các đối tượng bị thiếu hụt canxi huyết, bệnh tiểu đường, cao huyết áp... do rác thải sinh ra trong quá trình bệnh tật quá lớn không được dọn dẹp kịp thời.
- Đục thể thuỷ tinh do chấn thương: chấn thương, va đập có thể gây đục thể thuỷ tinh sớm hoặc muộn, vì vậy việc phòng ngừa quá trình viêm và stress oxy ở những đối tượng này cũng rất cần được coi trọng.
- Đục thuỷ tinh thể bẩm sinh: xuất hiện ngay từ khi trẻ mới sinh ra. Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc do bệnh của phôi trong thời kì mang thai.
I. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA ĐỤC THỦY TINH THỂ:
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể bao gồm:
- Thị lực giảm, nhìn mờ đi nhưng không có biểu hiện đau.
- Mắt bị lóa, nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt, thấy những quầng sáng xung quanh nguồn sáng.
- Khó nhìn vào ban đêm hoặc khi ở nơi râm mát, nơi không đủ ánh sáng.
- Nhìn một thành hai.
- Phải thay đổi kính mắt thường xuyên hơn.
- Cần nhiều ánh sáng hơn để đọc hoặc làm các việc khác so với trước.
Ban đầu, đục trong tầm nhìn gây ra do đục thủy tinh thể ảnh hưởng đến chỉ một phần nhỏ ống kính của mắt và có thể không biết về bất kỳ mất thị lực. Như đục thủy tinh thể lớn hơn, u ám nhiều ống kính và làm biến dạng ánh sáng đi qua ống kính. Điều này có thể dẫn đến xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỤC THỦY TINH THỂ:
Stress oxy hóa là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm mạn tính và làm hư hại mạch máu nuôi dưỡng mắt khiến cho các protein (thành phần chính của thủy tinh thể) bị co cụm lại, tạo thành những đám mây che phủ tầm nhìn của mắt. Quá trình này sẽ được thúc đẩy sau độ tuổi 40 với sự kết hợp của nhiều yếu tố nguy cơ sau đây:
- Môi trường sống ô nhiễm nhiều tia tử ngoại, khói bụi, vi khuẩn…
- Mắc các bệnh về mắt tái đi tái lại nhiều lần: viêm giác mạc, viêm kết mạc, chấn thương mắt, khô mắt...
- Người mắc các bệnh mạn tính như: tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, bệnh về mắt…
- Tác dụng phụ của một số thuốc như corticoid (predniisolon), thuốc hạ mỡ máu (simvastaiin), thuốc chống loạn nhịp tim (amiiodarone), thuốc trầm cảm (phenothiiazin)...
- Dinh dưỡng kém, suy giảm miễn dịch nên không bổ sung được đầy đủ dưỡng chất cho mắt.
- Dùng quá nhiều chất kích thích như: bia rượu, thuốc lá...
- Tiếp xúc nhiều với các xạ ion hóa được sử dụng trong X – quang và xạ trị ung thư.
- Trong gia đình có người mắc bệnh đục thủy tinh thể
III. YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC ĐỤC THỦY TINH THỂ:
- Lớn tuổi.
- Tiểu đường.
- Uống quá nhiều rượu.
- Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời.
- Tiếp xúc với xạ ion hóa, như là được sử dụng trong X -quang và xạ trị ung thư.
- Lịch sử gia đình đục thủy tinh thể.
- Cao huyết áp.
- Bệnh béo phì.
- Chấn thương hoặc viêm mắt.
- Phẫu thuật mắt.
- Kéo dài việc sử dụng các thuốc corticosteroid.
- Hút thuốc lá.
IV. XÉT NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN ĐỤC THỦY TINH THỂ:
Để xác định xem có đục thủy tinh thể, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra mắt có thể bao gồm:
Yêu cầu đọc một biểu đồ mắt. Một thử nghiệm hình ảnh sử dụng một biểu đồ mắt để đo lường có thể đọc một loạt các chữ cái như thế nào. Sử dụng một biểu đồ hoặc các thiết bị xem chữ dần dần nhỏ hơn, bác sĩ mắt quyết định nếu có thị lực 20/20 hoặc nếu tầm nhìn có dấu hiệu suy giảm .
Sử dụng ánh sáng và độ phóng đại để kiểm tra mắt. Một đèn khe cho phép bác sĩ mắt xem cấu trúc ở phía trước mắt dưới độ phóng đại. Các kính hiển vi được gọi là đèn khe bởi vì nó sử dụng một dòng ánh sáng cường độ cao, qua khe giác mạc, mống mắt, và không gian giữa mống mắt và giác mạc. Khe cho phép bác sĩ xem các cấu trúc trong, làm cho dễ dàng hơn để phát hiện bất kỳ bất thường nhỏ bé.
Giãn mắt. Để chuẩn bị cho kiểm tra võng mạc, bác sĩ mắt làm giảm sự co trong mắt. Điều này làm cho dễ dàng hơn để kiểm tra sau của mắt (võng mạc). Sử dụng đèn khe hoặc một thiết bị đặc biệt gọi là một ophthalmoscope, bác sĩ mắt có thể kiểm tra ống kính cho thấy các dấu hiệu của đục thủy tinh thể.
V. PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỤC THỦY TINH THỂ
Đối với đục thủy tinh thể giai đoạn sớm, có thể cho đeo kính, dùng kính lúp hoặc chiếu sáng tốt khi làm việc. Nếu những biện pháp này không có tác dụng thì chỉ có phẫu thuật là cách điều trị hiệu quả nhất. Phẫu thuật sẽ lấy thủy tinh thể bị đục và đặt một thấu kính để thay thế thủy tinh thể.
Phẫu thuật được chỉ định khi đục thủy tinh thể gây giảm thị lực cản trở sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như lái xe, đọc sách hoặc xem ti vi. Bệnh nhân và bác sĩ cùng quyết định thời điểm phẫu thuật. Trong đa số trường hợp có thể trì hoãn phẫu thuật cho đến khi tư tưởng đã sẵn sàng. Nếu bạn bị đục thủy tinh thể cả hai mắt, bác sĩ cũng không phẫu thuật hai mắt cùng lúc mà mỗi mắt sẽ được phẫu thuật ở hai thời điểm khác nhau. Nếu hai mắt bị ảnh hưởng nhiều thì hai phẫu thuật có thể được tiến hành cách nhau 2 – 4 tuần.
Một số trường hợp có thể lấy thủy tinh thể khi chưa gây giảm thị lực nhưng lại cản trở việc khám và điều trị các bệnh mắt khác, chẳng hạn bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già hoặc bệnh võng mạc tiểu đường.
Phẫu thuật lấy thủy tinh thể có hiệu quả không?
Hiện nay phẫu thuật lấy thủy tinh thể là một trong những phẫu thuật phổ biến nhất của chuyên khoa Mắt. Đây cũng là một trong những phẫu thuật an toàn nhất và cho kết quả rất tốt. Với kỹ thuật tiên tiến và trang thiết bị hiện đại như tại Bệnh viện Mắt TP.Hồ Chí Minh, 90% trường hợp sau phẫu thuật lấy thủy tinh thể cho thị lực tốt.
Lấy thủy tinh thể được thực hiện như thế nào?
Chủ yếu có hai cách lấy thủy tinh thể. Bác sĩ sẽ giải thích cụ thể hai cách phẫu thuật khác nhau như thế nào và giúp bạn quyết định cách tốt nhất:
- Phương pháp nhũ tương hóa thủy tinh thể hay phaco: Tạo một đường rạch nhỏ ở một bên giác mạc (giác mạc là cái vòm trong suốt che phủ phía trước tròng đen). Sau đó đưa một thiết bị nhỏ vào mắt. Thiết bị này phát ra sóng siêu âm làm thủy tinh thể mềm và phân thành những mảnh nhỏ, do đó có thể hút ra. Hiện nay hầu hết phẫu thuật lấy thủy tinh thể được thực hiện bằng phương pháp phaco, còn gọi là phẫu thuật đường rạch nhỏ.
- Phương pháp lấy thủy tinh thể ngoài bao: Tạo một đường rạch dài hơn ở một phía giác mạc và lấy phần nhân cứng thủy tinh thể ra. Sau đó hút phần còn sót lại.
Sau khi lấy thủy tinh thể, bác sĩ sẽ đặt một kính nội nhãn thay vào vị trí của thủy tinh thể. Kính nội nhãn là một thấu kính nhân tạo trong suốt, sẽ là một phần của mắt bạn suốt đời nhưng bạn không cần phải chăm sóc cho nó. Thị lực của bạn sẽ cải thiện tốt với kính nội nhãn vì ánh sáng xuyên qua nó đến võng mạc. Nhưng bạn cũng không cảm thấy hoặc nhìn thấy thấu kính mới này.
Một số trường hợp không thể đặt kính nội nhãn vì đang có bệnh mắt khác hoặc có tai biến khi phẫu thuật. Trường hợp này có thể đeo kính sát tròng hoặc đeo kính gọng sau mổ.
Các loại kính nội nhãn (thủy tinh thể nhân tạo):
Hiện nay có nhiều loại kính nội nhãn (thủy tinh thể nhân tạo) đặt vào trong mắt sau phẫu thuật lấy thuỷ tinh thể như
- Kính nội nhãn đơn tiêu (giúp mắt nhìn rõ một cự ly nhất định)
- Kính nội nhãn đa tiêu (giúp mắt nhìn rõ cả cự ly xa và gần)
- Kính nội nhãn toric (giúp điều chỉnh loạn thị của mắt bệnh nhân).
Tuỳ theo tình trạng mắt, tính chất nghề nghiệp, khả năng tài chính của bệnh nhân, Bác sỹ sẽ tư vấn để đặt kính nội nhãn thích hợp giúp hồi phục thị lực cho người bệnh một cách tốt nhất.
Cần làm gì trước phẫu thuật?
Trước phẫu thuật, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm. Những xét nghiệm này bao gồm đo độ cong giác mạc, kích thước và hình dạng nhãn cầu để chọn loại kính nội nhãn thích hợp, xét nghiệm máu (người bệnh nhịn ăn sáng) và khám nội khoa để đảm bảo thể trạng người bệnh cho phép tiến hành phẫu thuật.
Chuyện gì xảy ra trong khi phẫu thuật?
Khi vào bệnh viện, bạn được nhỏ thuốc dãn đồng tử, thuốc rửa mắt.
Cuộc phẫu thuật kéo dài không quá 30 phút và hầu như không đau. Hầu hết bệnh nhân được vô cảm tại chỗ (nhỏ thuốc tê và / hoặc tiêm tê) để làm mất cảm giác đau. Do đó bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được băng mắt và nằm nghỉ. Bác sĩ khám và theo dõi có biến chứng sau phẫu thuật không. Hầu hết bệnh nhân có thể về ngay trong ngày. Bệnh nhân không tự lái xe được ngay nên cần có người thân đi kèm.
Chuyện gì xảy ra sau phẫu thuật?
Sau phẫu thuật bệnh nhân thường có cảm giác ngứa và xốn nhẹ một thời gian ngắn. Cũng có thể chảy nước mắt, mắt cảm thấy chói sáng và nhạy đau. Nếu mắt khó chịu, có thể dùng thuốc giảm đau mỗi 4-6 giờ. Sau 1-2 ngày mắt sẽ hết đau. Đa số trường hợp mắt sẽ lành trong khoảng 6 tuần.
Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân biết lịch tái khám định kỳ sau phẫu thuật. Những ngày đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống để mắt lành và ổn định nhãn áp. Bạn nên hỏi bác sĩ về cách sử dụng thuốc như thế nào, khi nào uống, và có thể có tác dụng phụ gì. Bệnh nhân cũng cần đeo kính bảo vệ mắt. Tránh dụi hoặc ấn lên mắt.
Biến chứng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể rất hiếm. Biến chứng có thể là nhiễm trùng, chảy máu, viêm (mắt đau, đỏ, sưng), giảm thị lực, hoặc thấy chớp sáng. Nếu phát hiện kịp thời thì có thể điều trị thành công những biến chứng này.
Không nên khom cúi hoặc xách vật nặng. Khom cúi sẽ làm tăng áp lực nội nhãn. Bạn có thể đi bộ, leo thang lầu và làm việc nhẹ trong nhà.
Khi nào thị lực trở về bình thường?
Bạn có thể nhanh chóng trở về hoạt động thường ngày nhưng mắt có thể còn mờ. Cần có thời gian để mắt điều chỉnh phù hợp với mắt còn lại, nhất là khi mắt đó cũng bị đục thủy tinh thể. Nếu có đặt kính nội nhãn thì bạn sẽ cảm thấy màu có vẻ sáng hoặc hơi xanh. Khi có ánh sáng mặt trời nhiều có thể bạn cũng cảm thấy mọi vật hơi có màu đỏ trong vài giờ. Nếu bạn thấy hiện tượng này có nghĩa là kính nội nhãn trong suốt. Những cảm giác này sẽ hết sau vài tháng. Khi mắt đã lành có thể bạn cũng cần đeo kính thêm.
Đục bao sau là gì?
Bao sau của thủy tinh thể được giữ lại trong quá trình phẫu thuật. Sau phẫu thuật, đôi khi phần bao sau bị đục và làm mắt mờ. Tình trạng này gọi là đục bao sau. Nó có thể xuất hiện sau phẫu thuật nhiều tháng hay nhiều năm.
Khác với đục thủy tinh thể, đục bao sau được điều trị bằng laser. Bác sĩ dùng tia laser tạo một lỗ nhỏ ở bao sau để cho ánh sáng xuyên qua. Thủ thuật này không gây đau và bệnh nhân không cần nằm viện.
Hiện đang có những nghiên cứu gì?
Các nhà khoa học đang nghiên cứu về sự phát triển và các yếu tố thúc đẩy đục thủy tinh thể. Người ta cũng xem xét liệu một số vitamin có thể phòng ngừa hoặc làm chậm đục thủy tinh thể hay không. Các nghiên cứu khác tìm những phương pháp mới để phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể. Ngoài ra các nhà khoa học đang khảo sát vai trò của gen trong sự phát triển đục thủy tinh thể.
Làm thế nào để bảo vệ thị giác?
Người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc các bệnh mắt. Do đó nên khám mắt định kỳ mỗi năm một lần để kiểm tra các bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già, glô-côm (cườm nước), đục thủy tinh thể và các bệnh mắt khác.