Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, tiến triển ngày càng nặng dần, có xu hướng trở thành mạn tính. Bệnh biểu hiện bằng những ý nghĩ sai lệch, dị kỳ, không phù hợp với thực tế, người khác không thể giải thích cho bệnh nhân hiểu được các ý nghĩ đó là sai. Rối loạn tưduy này gọi là hoang tưởng. Bệnh nhân nói năng linh tinh, câu nói vô nghĩa không thích hợp với hoàn cảnh, hay cười nói một mình, hay có ảo giác. Bệnh nhân tâm thần phân liệt thường có những hành vi dị kỳ, lạ lùng, khó hiểu, cảm xúc nghèo nàn. Cuộc sống của người bệnh dường nhưtrong một thế giới riêng, không hòa hợp với cuộc sống của mọi người xung quanh. Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh phổ biến trên thế giới và ở nước ta tỷ lệ từ 0,3 - 1% dân số. Bệnh có thể chứa được hoặc thuyên giảm tốt nếu được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, hợp lí.
I. BIỂU HIỆN CỦA BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT:
* Bệnh nhân cho rằng ý nghĩ của mình bị phát thanh, ý nghĩ của mình bị người khác biết, hoặc họ đọc được ý nghĩ của mình.
* Nghi ngờ có người điều khiển chi phối, kiểm tra; bị theo dõi, ám hại hay đầu độc mình, ghen tuông vô lý.
* Cho mình có khả năng đặc biệt, có quyền lực nhưsiêu nhân có khả năng làm được những việc kỳ lạ, là người nhà trời, điều khiển được mưa gió.
* Nghi ngờ mình mắc bệnh nặng nhưung thư, lao, HIV, giang mai, tim mạch, mà thực tế không bị bệnh gì.
* Nghĩ rằng mình có những khuyết điểm lớn, có tội phải bị trừng phạt nặng nề.
* Bệnh nhân nghe, nhìn, ngửi hoặc cảm thấy những gì mà người khác không thấy (không có trong thực tế).
Thí dụ. Nghe thấy tiếng nói trong đầu hoặc tiếng nói phát ra từ một bộ phận nào đó của cơthể. Tiếng nói bình luận hành vi của bệnh nhân hoặc thảo luận với nhau về bệnh nhân.
* Các bất thường về hành vi cảm xúc.
- Kích động, đập phá, hò hét vô cớ, hành hung với người thân hoặc hàng xóm.
- ít nói, hỏi gặng cũng không nói, không ăn, thu mình lại, tính tình khô lạnh không muốn tiếp xúc với người thân.
Tính khí vui buồn, giận dữ thất thường.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT:
Bệnh không có nguyên nhân đơn độc. Dường nhưyếu tố di truyền gây ra cơđịa dễ bị tâm thần phân liệt, kết hợp với các yếu tố môi trường ở những cấp độ khác nhau trên những người khác nhau (sẽ phân tích sau). Giống nhưnhân cách con người là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố văn hoá, tâm lý, sinh học và di truyền thì sự rối loạn về nhân cách nhưtrong tâm thần phân liệt cũng có thể là do tương tác của nhiều yếu tố. Các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được một “công thức” đặc biệt nào cần để gây ra bệnh lý này. Không một gen đặc hiệu nào được tìm thấy; không đưa được các chứng cứ về khiếm khuyết sinh hoá; và không một yếu tố stress đặc biệt nào tự thân có thể gây ra tâm thần phân liệt.
Bệnh có di truyền hay không?
Từ lâu người ta đã biết tâm thần phân liệt mang tính chất gia đình. Những người có quan hệ gần với bệnh nhân tâm thần phân liệt dường như dễ mắc bệnh này hơn so với những người không có người thân bị bệnh. Ví dụ, cha mẹ bị tâm thần phân liệt thì mỗi đứa con có 10% nguy cơ bị bệnh trong khi so sánh với cộng động thì nguy cơ bị tâm thần phân liệt ở trong dân số chung chỉ khoảng 1%.
Trong vòng 25 năm qua, hai dạng nghiên cứu với mức độ phức tạp tăng dần đã chứng minh được tầm qua trọng của yếu tố di truyền trong việc mắc bệnh tâm thần phân liệt. Một nhóm nghiên cứu về sự xuất hiện của bệnh trên những trẻ sinh đôi cùng trứng và khác trứng; nhóm còn lại so sánh các gia đình có con nuôi và có con cùng huyết thống.
Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định những phát hiện cơ bản do các nghiên cứu chưa chặt chẽ về mặt khoa học tìm thấy trước đó. Những cặp sinh đôi cùng trứng (có bộ gen giống nhau) có tỉ lệ cùng mắc bệnh tâm thần phân liệt cao hơn những cặp sinh đôi khác trứng (với bộ gen giống như hai anh chị em sinh ra thông thường). Mặc dù những nghiên cứu trên trẻ sinh đôi đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục về vai trò di truyền trong tâm thần phân liệt thì việc chỉ có 40% đến 60% trẻ sinh đôi cùng trứng cùng mắc bệnh gợi ý rằng có thể có sự liên quan của các dạng môi trường hoặc nhiều yếu tố khác.
Một nhóm lớn thứ hai bao gồm những nghiên cứu theo dõi những đứa con nuôi để khảo sát ảnh hưởng của yếu tố di truyền và môi trường. Ở Đan Mạch đã tiến hành một điều tra toàn diện về sức khỏe tâm thần ở những đứa trẻ có cha mẹ ruột bị tâm thần phân liệt được nhận làm con nuôi và đem so sánh với những con nuôi có cha mẹ ruột bình thường. Người ta cũng so sánh tỉ lệ mắc rối loạn về tâm thần giữa hai nhóm các con nuôi có cùng huyết thống, nhóm thứ nhất có tiền sử về tâm thần phân liệt và nhóm thứ hai không có. Kết quả của các nghiên cứu trên con nuôi này chỉ ra rằng tâm thần phân liệt có nguy cơ cao khi có mối liên hệ sinh học với người bị bệnh, cho dù tiếp xúc rất ít hay không tiếp xúc với người bệnh.
Các nghiên cứu trên đã cho thấy rằng tâm thần phân liệt có nền tảng là di truyền. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng chính xác của gen vẫn cần phải được tìm hiểu thêm. Hầu hết các nhà khoa học nhất trí rằng chính đặc tính dễ mắc bệnh là yếu tố di truyền mạnh từ đó tạo điều kiện cho sự thành lập của các yếu tố dẫn đến tâm thần phân liệt. Đặc tính dễ mắc bệnh này có thể là do sự thiếu hụt enzyme hoặc một số các bất thường sinh hoá khác, một khiếm khuyết nào đó về thần kinh hoặc các yếu tố khác hay sự kết hợp của nhiều yếu tố.
Chúng ta vẫn chưa hiểu được cơ chế di truyền của gen qui định đặc tính trên và cũng không thể tiên đoán chính xác người mang gen này sẽ mắc bệnh hay không. Ở một vài người thì yếu tố gen đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh còn ở số khác thì nó không mấy quan trọng.
Bố mẹ có phải là một nguyên nhân gây bệnh?
Hiện nay, hầu hết các nhà nghiên cứu về tâm thần phân liệt đều nhất trí rằng bố mẹ không phải là nguyên nhân gây bệnh.Trong những thập niên trước, một số bác sĩ về sức khoẻ tâm thần có một khuynh hướng đổ lỗi nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em là do cha mẹ. Ngày nay, thái độ này nhìn chung được nhìn nhận là không chính xác mà có tác dụng ngược lại.
Các bác sĩ về sức khoẻ tâm thần nhìn chung bây giờ đang cố gắng tranh thủ sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình vào trong chương trình điều trị và cũng cho thấy sự thông cảm sâu sắc tới những nổi lo về gắng nặng và sự cô lập mà các gia đình đã trãi qua trong nỗ lực chăm sóc người thân bị tâm thần phân liệt.
Có sự khiếm khuyết của một chất nào đó có gây nên tâm thần phân liệt hay không?
Mặc dù người ta vẫn chưa xác định rõ ràng nhóm nguyên nhân thuộc về các chất thần kinh gây nên tâm thần phân liệt thì những kiến thức cơ bản về các chất trong não và mối liên kết của chúng với bệnh nguyên đang được mở rộng nhanh chóng. Các chất trung gian dẫn truyền thần kinh từ lâu đã được nghĩ là có liên quan đến sự tiến triển của tâm thần phân liệt.
Dường như bệnh liên quan đến một vài sự mất cân bằng giữa nhiều hệ thống các chất phức tạp và tương tác lẫn nhau trong não. Cho dù chúng ta vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng nhưng lãnh vực nghiên cứu này vẫn đang rất sôi động và nhiều lý thú.
Sự bất thường về thực thể trong não có gây ra tâm thần phân liệt hay không?
Sự phát triển của chụp cắt lớp điện toán theo trục (CT scan)-một dạng kỹ thuật chụp X-quang quan sát các các trúc sống của mô não-đã thúc đẩy các nghiên cứu thú vị về vấn đề trên. Một số nghiên cứu dựa trên kỹ thuật này gợi ý cho thấy những bệnh nhân tâm thần phân liệt hay có các cấu trúc não bất thường(ví dụ như phì đại các não thất) hơn là ở những người bình thường trong cùng độ tuổi. Cần phải nhấn mạnh rằng một số bất thường được phát hiện còn khá mơ hồ. Chúng không được xem như là đặc tính của tất cả các bệnh nhân tâm thần phân liệt cũng như không được xem là CHỈ xảy ra ở những bệnh nhân này.
Một tiến bộ khác gần đây là chụp PET. Khác với chụp CT vốn cho ra các hình ảnh về cấu trúc não, chụp PET là một cách để đo hoạt động chuyển hóa của những vùng đặc biệt trên não, bao gồm cả những vùng nằm sâu trong não. Chỉ mới có một vài nghiên cứu sơ bộ ứng dụng chụp PET vào tâm thần phân liệt nhưng kỹ thuật mới này cùng với các kỹ thuật chụp khác sẽ hứa hẹn mở ra nhiều thông tin quan trọng về cấu trúc và chức năng sống của não.
Các nghiên cứu hình ảnh đặc biệt khác làm tăng sự hiểu biết của chúng ta về tâm thần phân liệt bao gồm chụp MRI, RCBF và đo EEG bằng máy điện toán. MRI nghĩa là chụp cộng hưởng từ, một kỹ thuật đo đạc chính xác các cấu trúc não dựa trên các hiệu ứng từ trường của các chất khác nhau trong não. Kỹ thuật này đôi khi được gọi là chụp cộng hưởng từ hạt nhân( MRI). Còn trong RCBF- lưu thông máu não từng vùng-bệnh nhân được hít một loại khí có hoạt tính phóng xạ và tỉ lệ biến mất của chất này ở những vị trí khác nhau trên não cung cấp thông tin một cách tương đối về hoạt động của các vùng não trong nhiều hoạt động tâm thần khác nhau. Đo điện não đồ (EEG) bằng máy điện toán là một loại xét nghiệm sóng não ghi nhận các đáp ứng về điện của não trước những kích thích khác nhau. Tất cả những kỹ thuật hình ảnh này đều đang được sử dụng trong nghiên cứu và không phải là một phương thức điều trị mới.
III. ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT:
Khi tâm thần phân liệt không phải là tình trạng duy nhất của bệnh nhân và nguyên nhân cũng chưa được rõ thì các phương pháp điều trị gần đây đều dựa trên những nghiên cứu lâm sàng và kinh nghiệm. Người ta chọn những hướng tiếp cận trên là dựa vào cơsở chúng có thể làm giảm và ngăn ngừa tái phát triệu chứng của tâm thần phân liệt. Nhiều phương pháp điều trị cũng nhưđiều trị kết hợp đã và đang tìm thấy có ích lợi và đang được tiếp tục phát triển thêm.
Có thể sử dụng thuốc chống loạn tâm thần hay không?
Các thuốc chống loạn tâm thần hay còn gọi là thuốc an thần đã được sử dụng rộng rãi kể từ giữa thập niên 50. Chúng đang cải thiện đáng kể viễn cảnh của các bệnh nhân. Những loại thuốc này làm giảm các triệu chứng tâm thần của tâm thần phân liệt và thường giúp cho bệnh nhân sinh hoạt hiệu quả và thích hợp hơn. Hiện nay, thuốc an thần là phương điều trị sẵn có tốt nhất, nhưng chúng không thể chữa khỏi tâm thần phân liệt hay đảm bảo một cách chắc chắn là các triệu chứng không quay lại. Chỉ có bác sĩ có trình độ, được đào tạo chuyên khoa về các bệnh tâm thần mới có thể tính được liều lượng thuốc. Liều lượng thuốc khác nhau ở mỗi bệnh nhân vì liều lượng cần dùng để giảm triệu chứng mà không gây ra tác dụng phụ thay đổi theo từng người.
Các thuốc an thần thì rất hiệu quả trong điều trị một số triệu chứng của tâm thần phân liệt nhưảo giác và ảo tưởng. Phần lớn bệnh nhân đều cho thấy có cải thiện rất lớn. Tuy nhiên, ở một vài bệnh nhân thì thuốc không giúp ích được gì nhiều và ở một số ít thì dường nhưkhông có tác dụng. Rất khó dự đoán và phân biệt những bệnh nhân nào thuộc vào hai nhóm này với phần lớn những người có đáp ứng tốt với thuốc an thần.
Đôi khi các bệnh nhân và gia đình có thể trở nên lo lắng về các thuốc an thần dùng để điều trị tâm thần phân liệt. Bên cạnh mối quan tâm về tác dụng phụ (đã đề cập rải rác trong bài) thì có những mối lo lắng rằng thuốc có thể gây nghiện. Tuy nhiên, thuốc an thần không tạo ra một tình trạng hưng phấn hay lệ thuộc thuốc nhưcác thuốc khác.
Một quan niệm sai lầm khác về thuốc an thần là xem chúng nhưmột dạng kiểm soát trí óc. Các thuốc an thần không điều khiển những suy nghĩ của con người; thay vào đó chúng giúp nhận biết sự khác biệt giữa các triệu chứng tâm thần và thế giới thực tại. Những thuốc này làm giảm ảo giác, kích động, lú lẫn, và ảo tưởng, cho phép người bị tâm thần phân liệt hành động lý trí hơn. Bản thân người bệnh tâm thần phân liệt dường nhưcó thể kiểm soát được ý nghĩ và nhân cách của mình và các thuốc an thần có thể giải phóng họ khỏi các triệu chứng trên và từ đó giúp suy nghĩ rõ ràng hơn, đưa ra các quyết định tốt hơn. Trong khi một số bệnh nhân sử dụng các thuốc trên có thể có tác dụng an thần hay giảm biểu lộ cảm xúc thì các thuốc chống loạn tâm thần với liều thích hợp cho điều trị tâm thần phân liệt không phải là chất ức chế. Nếu được theo dõi kỹ, đôi khi có thể giảm liều thuốc để làm giảm tác dụng không mong muốn. Hiện nay có một xu hướng trong bệnh học tâm thần là dò và dùng liều thấp nhất cho phép bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể sinh hoạt mà không tái phát các triệu chứng loạn tâm thần.
Thời gian sử dụng các thuốc loạn tâm thần nhưthế nào là tốt ?
Các thuốc cũng làm giảm nguy cơtái phát các triệu chứng tâm thần ở bệnh nhân đã phục hồi. Với việc tiếp tục sử dụng thuốc, khoảng 40% bệnh nhân đã phục hồi sẽ tái phát sau hai năm xuất viện. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn có ý nghĩa khi so sánh với tỉ lệ tái phát 80% ở bệnh nhân không tiếp tục dùng thuốc. Trong hầu hết trường hợp, không thể nói chắc rằng việc tiếp tục sử dụng thuốc có thể ngăn chặn tái phát; đúng hơn, nó làm giảm tần số xuất hiện. Việc điều trị các triệu chứng tâm thần nặng nhìn chung cần những liều cao hơn liều điều trị duy trì. Nếu các triệu chứng tái phát với một liều thấp hơn, tăng liều tạm thời có thể ngăn chặn nó toàn phát trở lại.
Một số bệnh nhân có thể từ chối việc sử dụng thuốc và tự ngưng thuốc hoặc theo lời khuyên của người khác. Điều này thường làm tăng nguy cơtái phát (mặc dù các triệu chứng không tái xuất hiện ngay lập tức). Rất khó thuyết phục những bệnh nhân nhưvậy tiếp tục dùng thuốc, đặc biệt đối với ai lúc đấy thấy trong người khá hơn. Đối với những bệnh nhân không tin vào việc sử dụng thuốc an thần, có thể thích hợp khi dùng dạng tiêm có tác dụng lâu. Các bệnh nhân tâm thần phân liệt không nên ngưng sử dụng thuốc an thần khi chưa được tưvấn và theo dõi y khoa.
Tác dụng phụ của thuốc
Giống nhưhầu hết các loại thuốc khác, thuốc an thần cũng có những tác dụng không mong muốn bên cạnh các lợi điểm của chúng. Trong khoảng thời gian đầu điều trị thuốc, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ nhưbuồn ngủ, bồn chồn, vọt bẻ, run cơ, khô miệng hoặc mờ mắt. Các triệu chứng này có thể khắc phục khi hạ liều hoặc kiểm soát bằng một số thuốc khác. Những bệnh nhân khác nhau có đáp ứng điều trị và tác dụng phụ khác nhau đối với các loại thuốc an thần. Một người có thể đáp ứng tốt hơn với một loại thuốc so với các loại khác.
Tác dụng phụ về lâu dài của các thuốc an thần có thể đưa đến nhiều vấn đề phiền toái. Rối loạn vận động chậm là một bệnh lý điển hình bởi các cử động tự phát thường ảnh huởng lên miệng, môi và lưỡi, đôi khi lên thân mình hoặc các phần khác trong cơthể. Nhìn chung nó xảy ra ở khoảng 15%-20% bệnh nhân tâm thần phân liệt đang sử dụng thuốc an thần trong nhiều năm tuy nhiên, rối loạn vận động vẫn có thể xảy ra ở những người sử dụng thuốc trong thời gian ngắn hơn. Ở hầu hết các trường hợp thì các triệu chứng của rối loạn vận động đều nhẹ và làm cho người bệnh khó nhận biết.
Vấn đề nguy cơcũng nhưlợi điểm của bất cứ phương pháp điều trị tâm thần phân liệt luôn được xem là rất quan trọng. Trong bài này, nguy cơxảy ra rối loạn vận động vốn gây hoảng sợ nhưchính bản thân bệnh cần phải được cân nhắc với nguy cơbùng nổ tái phát có thể làm cản trở mạnh những nỗ lực của bệnh nhân trong việc tái hoà nhập bản thân với trường lớp, công việc, gia đình và trong cộng đồng. Ở những bệnh nhân gặp phải chứng rối loạn vận động thì cần phải đánh giá lại việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy rối loạn vận động một khi được xem nhưlà không thể hồi phục vẫn có thể được cải thiện thậm chí khi họ tiếp tục dùng thuốc an thần.
Vai trò của các phương pháp điều trị tâm lý xã hội
Các thuốc an thần đã được chứng minh là quan trọng trong việc làm giảm các triệu chứng tâm thần phân liệt nhưảo tưởng, ảo giác và thiếu tập trung nhưng không làm giảm vĩnh viễn tất cả các triệu chứng của bệnh. Thậm chí khi đã giảm tương đối các triệu chứng tâm thần ở người tâm thần phân liệt thì nhiều người vẫn có khó khăn đáng kể trong thiết lập và duy trì các mối quan hệ xung quanh. Thêm nữa, các bệnh nhân tâm thần phân liệt dường nhưkhông thể hoàn thành đầy đủ quá trình đào tạo đối các kỹ năng công việc do họ thường bị ốm đau trong suốt quá trình học tập-học nghề ở độ tuổi lao động (từ 18 đến 35 tuổi). Do vậy, người bệnh không chỉ gặp phải những khó khăn trong suy nghĩ, cảm xúc mà còn thiếu các kỹ năng xã hội, công việc.
Điều trị tâm lý xã hội chủ yếu giúp giải quyết các vấn đề về tâm lý, xã hội và nghề nghiệp. Nhìn chung, các bước tiếp cận về tâm lý xã hội có ít giá trị trên bệnh nhân bị tâm thần cấp tính (mất khả năng thực tại hoặc chìm trong ảo giác hay ảo tưởng), nhưng có thể có ích đối với các trường hợp nhẹ hơn hoặc có triệu chứng tâm thần đang trong vòng kiểm soát. Có rất nhiều kiểu liệu pháp tâm lý xã hội dành cho người tâm thần phân liệt và hầu hết đều tập trung vào cải thiện chức năng phù hợp với xã hội cho dù là trong bệnh viện hay trong cộng đồng, tại nhà hay ở công sở. Ở đây chỉ đề cập đến một vài hướng tiếp cận này. Tuy nhiên, tính khả thi của các dạng điều trị khác nhau thay đổi rất lớn tuỳ theo nơi.
Tái hòa nhập: Theo nghĩa rộng, tái hoà nhập bao gồm nhiều bướccan thiệp không dùng thuốc trên bệnh nhân tâm thần phân liệt. Các chương trình tái hoà nhập tập trung vào huấn luyện về mặt xã hội, nghề nghiệp là hai mặt mà người bệnh cũng nhưngười từng bị bệnh gặp nhiều khó khăn nhằm giúp họ vượt qua. Chương trình có thể bao gồm tưvấn nghề nghiệp, dạy nghề, các kỹ năng giải quyết khó khăn và quản lý tiền bạc, sử dụng các phương tiện vận chuyển công cộng và huấn luyện kỹ năng xã hội. Những hướng tiếp cận này rất quan trọng cho sự thành công của phương pháp điều trị lấy cộng đồng làm trung tâm cho người bị tâm thần phân liệt vì chúng cung cấp cho người xuất viện những kỹ năng cần thiết để làm chủ cuộc sống đầy biến động bên ngoài bốn bức tường bệnh viện.
Liệu pháp tâm lý giao tiếp: Phương pháp này bao gồm những buổi đối thoại thường xuyên giữa người bệnh với các nhà chuyên môn về sức khỏe tâm thần như bác sĩ tâm thần, bác sĩ tâm lý, nhà hoạt động xã hội về tâm thần, hoặc y tá. Các buổi nói chuyện này có thể tập trung vào các khó khăn, kinh nghiệm đã trãi qua, các suy nghĩ, cảm xúc hoặc các mối quan hệ trong quá khứ hay hiện tại. Bằng cách chia sẽ những gì đã trãi qua với một người đồng cảm, có kỹ năng cũng nhưnói về thế giới riêng của mình cho người khác, bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể từ từ nhận thức nhiều hơn về chính bản thân và về các vấn đề của họ. Họ cũng có thể học cách nhận biết cái thực và cái không thực, biến chất.
Các nghiên cứu gần đây có khuynh hướng cho thấy liệu pháp nâng đỡ, giúp định hướng thực tại nhìn chung đem lại nhiều lợi ích hơn cho bệnh nhân tâm thần phân liệt ngoại trú hơn là liệu pháp tâm lý giúp phân tích tâm thần và tự định hướng bản thân. Trong một nghiên cứu rộng, những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp tâm lý giúp định hướng thực tại, thích nghi và các kỹ năng giao tiếp nhìn chung có kết quả bằng hoặc tốt hơn những bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp thông thường, tăng cường tự định hướng bản thân.
Ngoài ra bệnh nhân tâm thần phân liệt còn cần sự giúp đỡ từ:
* Gia đình
- Phát hiện sớm những thay đổi bất thường kể trên.
- Đưa người bệnh đến với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần để nhận được tưvấn cần thiết của thầy thuốc.
- Quản lý và cho uống thuốc đều đặn, đúng liều lượng, giờ giấc theo chỉ định của bác sĩ.
- Bệnh tâm thần phân liệt tái phát phần lớn là do không uống thuốc đều đặn hoặc tự ý cắt thuốc.
- Bệnh sẽ thuyên giảm và ổn định tết nếu được gia đình quan tâm, tạo môi trường thích ứng, dung nạp tốt.
* Những hiểu biết sai lầm cần tránh:
- Cho rằng thuốc tâm thần là loại thuốc ngủ, nay bệnh nhân đã ngủ tốt thì không cần dùng nữa.
- Cho rằng thuốc chữa bệnh tâm thần là thuốc độc, e ngại không sử dụng mặc dù đã có chỉ định của bác sĩ.
* Cộng đồng
- Cần thông cảm, chia sẻ với bệnh nhân và gia đình, không mặc cảm, riễu cợt trêu trọc, ngược đãi.
- Giúp đỡ bệnh nhân có việc làm.
- Giúp đỡ bệnh nhân và gia đình khi gặp tình huống khó khăn.
* Cán bộy tế
- Định kỳ kiểm tra bệnh, tưvấn về điều trị và tái phục hồi chức năng tâm lí xã hội, cấp phát thuốc đầy đủ cho bệnh nhân.
- Hướng dẫn gia đình quản lý và cho uống thuốc đều.
- Hướng dẫn gia đình phát hiện kịp thời các biểu hiện tái phát bệnh và những tác dụng phụ khi uống thuốc an thần kinh.
* Đi đâu đểđược giúp đỡ?
- Bệnh viện Tâm thần tỉnh hoặc thành phố.
- Trạm sức khoẻ Tâm thần tỉnh.
- Phòng khám Tâm thần tại các quận,
- Trạm y tế xã, phường.