Ung thư bàng quang là loại ung thư đường tiết niệu thường gặp nhất và chiếm khoảng các loại ung thư. Tuổi thường gặp là 50 – 70 tuổi, nam gấp đôi nữ. Triệu chứng sớm nhất là có máu mà không đau.
Ung thư bàng quang thường bắt đầu từ bề mặt của bàng quang, cơ quan có hình quả bóng nhỏ trong khung chậu nơi chứa đựng nước tiểu. Một vài ung thư bàng quang vẫn còn khu trú ở bề mặt, trong khi các trường hợp khác có thể xâm lấn những khu vực khác.
Hầu hết những người mắc ung thư bàng quang là những người già - trên 90% các trường hợp xảy ra ở người trên 55 tuổi, và 50% những trường hợp này trên 73 tuổi. Hút thuốc lá là nguy cơ đơn lẻ gặp nhiều nhất của ung thư bàng quang. Phơi nhiễm với thuốc hoặc những chất độc hóa học nhất định cũng có khả năng phát triển ung thư bàng quang.
I. TRIỆU CHỨNG BỆNH UNG THƯ BÀNG QUANG:
Ung thư bàng quang thường không có những dấu hiệu và triệu chứng khi ở giai đoạn sớm. Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên là thường có máu trong nước tiểu (đái máu). Máu có thể thấy ở xét nghiệm nước tiểu, hoặc nước tiểu của bạn có thể xuất hiện màu đỏ đậm hơn bình thường.
Điều này không có nghĩa nhất thiết bạn mắc ung thư bàng quang, tuy nhiên, nhiều trường hợp thông thường khác – bao gồm nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh thận, sỏi thận hoặc bàng quang, và các bệnh tuyến tiền liệt – có thể gây ra đái máu. Những tình trạng này cũng có thể gây ra những triệu chứng khác tương tự như ung thư bàng quang. Nếu bạn có bất kỳ những dấu hiệu hoặc triệu chứng nào dưới đây, bác sỹ của bạn có thể giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân.
- Đau khung chậu
- Đau trong khi đi tiểu
- Đi tiểu thường xuyên hoặc cảm thấy cần đi tiểu mà không kiểm soát được
- Dòng nước tiểu bị chậm lại
II. NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ BÀNG QUANG:
+ Do Tâm hỏa không chuyển nhiệt được xuống Tiểu trường hoặc do thấp nhiệt rót xuống dưới Bàng quang gây nên.
+ Do Thận hư không khí hóa được, thủy thấp không hóa đi được, ứ tích lại thành độc, thấp độc hóa thành nhiệt dồn xuống Bàng quang gây nên.
+ Yếu tố di truyền từ gia đình
Những yếu tố nguy cơ
Mặc dù các nhà khoa học chưa biết chắc chắn nguyên nhân gây ung thư bàng quang, họ xác định được một số yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của nó, do bản thân các yếu tố đó hoặc kết hợp với các yếu tố khác. Vì các chất hóa học thường đào thải ra khỏi cơ thể qua bàng quang, nhiều trong số những yếu tố nguy cơ này là có phơi nhiễm với các chất hóa học.
Có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ được liệt kê dưới đây không chắc chắn bạn sẽ phát triển ung thư bàng quang, mà chỉ làm tăng yếu tố nguy cơ của bạn. Biết về những yếu tố nguy cơ này có thể giúp bạn tạo ra những thay đổi có thể làm giảm nguy cơ của bạn, như không hút thuốc lá.
Hút thuốc. Hút thuốc biểu hiện như là một yếu tố nguy cơ lớn nhất, đơn lẻ của ung thư bàng quang. Đó là do các chất hóa học gây ung thư trong thuốc lá có thể tập trung trong nước tiểu của bạn và thậm chí làm tổn thương bề mặt của bàng quang. Tổn thương này có thể làm tăng cơ hội của các đột biến di truyền gây ung thư. Những người hút thuốc có khả năng mắc ung thư bàng quang cao hơn những người không hút thuốc ít nhất 2 lần. Nguy cơ tăng lên cùng với số lượng điếu thuốc hút trong 1 ngày và số năm mà bạn hút thuốc.
Các chất hóa học công nghiệp. Phơi nhiễm lặp đi lặp lại với các chất hóa học dùng trong sản xuất thuốc nhuộm, cao su, da, dệt và các sản phẩm sơn có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư bàng quang nhiều năm sau đó.
Những người hút thuốc làm việc với các chất độc hóa học có nguy cơ đặc biệt cao của ung thư bàng quang.
Tuổi. Khả năng mắc ung thư bàng quang tăng lên khi bạn già đi. Tuổi trung bình của bệnh được chẩn đoán là 68 hoặc 69. Những người dưới 40 tuổi hiếm khi mắc bệnh.
Chủng tộc. Người da trắng có khả năng phát triển ung thư bàng quang gấp hai lần người da đen và người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Người châu á có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất.
Giới tính. Nam giới có khả năng mắc ung thư bàng quang gấp 4 lần nữ giới.
+ Do di truyền trong gia đình.
III. BIẾN CHỨNG CỦA UNG THƯ BÀNG QUANG:
Ung thư bàng quang có thể dẫn tới thiếu máu, đi tiểu không kiểm soát được và tắc niệu quản gây chặn dòng tiểu bình thường xuống bàng quang (ứ nước thận). Nhưng biến chứng nghiêm trọng nhất là di căn của ung thư tới các cơ quan khác.
Xét nghiệm:
Căn cứ chủ yếu:
+ Nam giới tuổi trên 50, nhiều lần tiểu ra máu.
+ Lấy nước tiểu 24 giờ hoặc tiểu lúc sáng sớm, tì m tế bào ung thư trong cặn lắng.
+ Chụp và soi bàng quang có thể xác định khối u to nhỏ, vị trí và làm sinh thiết xác định chẩn đoán.
+ Kiểm tra siêu âm. Các phương pháp kíểm tra cùng kết hợp bệnh sửvà triệu chứng lâm sàng để xác định chẩn đoán.
IV. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BÀNG QUANG:
Giống như nhiều người mắc ung thư, bạn có thể lựa chọn tham gia vai trò hành động trong các quyết định ảnh hưởng tới các chăm sóc y tế của bạn. Nếu thế, cố gắng biết nhiều trong khả năng của bạn về ung thư bàng quang và những khả năng điều trị của bạn. Khi là một phần của quá trình này, bạn cũng có thể xem xét đến khả năng xin ý kiến tư vấn của những chuyên gia về ung thư bàng quang như bác sỹ tiết niệu, ung thư nội khoa hoặc ung thư tiết niệu.
Cuối cùng, cách điều trị tốt nhất cho bạn sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm loại và sự phát triển của ung thư bàng quang, cũng như tuổi của bạn, sức khỏe chung của bạn. Dưới đây là một vài khả năng điều trị:
Phẫu thuật
Điều trị phẫu thuật thường là khả năng tốt nhất cho những người mắc ung thư bàng quang. Những quá trình phổ biến nhất gồm:
Cắt u qua niệu đạo. Thường được dùng để điều trị ung thư bàng quang bề mặt. Trong suốt quá trình cắt u qua niệu đạo, bác sỹ đưa ống soi - một dụng cụ với thấu kính đặc biệt và hệ thống ánh sáng - vào trong bàng quang của bạn qua niệu đạo. Ung thư được lấy bỏ bằng một vòng dây nhỏ và bất kỳ tế bào ung thư nào còn tồn tại sẽ được đốt cháy bằng dòng điện. Trong một vài trường hợp, laser năng lượng cao được dùng thay thế cho dòng điện. Bản thân cắt u qua niệu đạo gây ra một vài vấn đề bất lợi. Bạn có khả năng có máu trong nước tiểu hoặc đau khi đi tiểu một vài ngày sau quá trình phẫu thuật. Nhưng vì ung thư bàng quang thường tái phát lại, bạn sẽ cần gặp bác sỹ nội soi kiểm tra 3 đến 6 tháng 1 lần.
Cắt bàng quang bán phần. Quá trình này có thể là một khả năn lựa chọn khi u đ- xâm lấn 1 phần của thành bàng quang. Nó chỉ lấy bỏ phần bàng quang chứa tế bào ung thư. Để cắt bỏ u, phẫu thuật viên cần tạo một đường rạch trên bụng. Gây mê thông thường được dùng, và bạn thường ở lại bệnh viện 1 tuần đến 10 ngày. Tác dụng phụ chính của phẫu thuật này là đi tiểu thường xuyên. Mặc dù vấn đề thường là tạm thời, nó có thể trở thành vĩnh viễn ở một vài người.
Cắt bàng quang triệt căn. Bác sỹ có thể sử dụng phẫu thuật mở rộng này cho ung thư bàng quang xâm lấn hoặc ung thư bề mặt ảnh hưởng đến phần lớn bàng quang. Nó bao gồm cắt bỏ toàn bộ bàng quang cũng như hạch bạch huyết xung quang và một phần niệu đạo. ở nam, tuyến tiền liệt, túi tinh - nơi sản xuất dung dịch trong tinh dịch - và một phần của ống dẫn tinh cũng được lấy bỏ. ở nữ, cắt bàng quang triệt căn thường có nghĩa cắt bỏ buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo.
Sau cắt bàng quang triệt căn, phẫu thuật viên có thể tạo 1 bàng quang mới cho bạn hoặc 1 cái túi - ở bên trong hoặc bên ngoài - để thu nước tiểu.
Cắt bàng quang triệt căn có thể làm thay đổi cuộc sống, ảnh hưởng không chỉ đến khả năng đi tiểu mà còn ảnh hưởng đến khả năng tình dục của bạn. Phụ nữ bị mất buồng trứng và vòi trứng không có khả năng mang thai và bắt đầu m-n kinh ngay lập tức. Ngoài ra, cắt bỏ 1 phần âm đạo khi phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động tình dục.
Trong quá khứ, phần lớn nam giới bị liệt dương sau cắt bỏ bàng quang triệt căn. Ngày nay, quá trình phẫu thuật mới có thể ngăn chặn vấn đề này ở một nhóm nam giới được lựa chọn. Mặc dù vậy, cắt bỏ tuyến tiền liệt và túi tinh có nghĩa tinh dịch không được sản xuất và tinh trùng không được giải phóng trong quá trình phóng tinh. Ung thư bàng quang thường xảy ra ở nam sau nhiều năm hoạt động tình dục, nhưng một vài người có cắt bỏ bàng quang sớm trong cuộc đời lựa chọn gửi tinh trùng vào ngân hàng trước phẫu thuật. Những người khác có thể sau này quyết định thực hiện quá trình lấy tinh trùng từ tinh hoàn.
Điều trị tia xạ
Điều trị này dùng tia X năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư và thu nhỏ u. Nó thường được dùng nhất sau phẫu thuật để loại trừ những tế bào ung thư vẫn còn sót lại. Khi không có khả năng phẫu thuật, thỉnh thoảng tia xạ được dùng thay thế, nhưng nó kém hiệu quả hơn phẫu thuật.
Trong điều trị ung thư bàng quang, tia xạ có thể từ bên ngoài cơ thể (xạ ngoài) hoặc từ các chất phóng xạ được đặt trực tiếp vào trong bàng quang của bạn (xạ trong).
Xạ ngoài thường được thực hiện trong điều trị ngoại trú, 5 ngày 1 tuần trong vòng 5 đến 7 tuần.
Bạn có thể thấy mệt mỏi trong suốt quá trình xạ trị, đặc biệt là những tuần điều trị cuối. Xạ ngoài có thể làm cho da của bạn trở nên đỏ, yếu và ngứa - cũng như khi bạn phơi nắng. Phụ nữ cũng có thể bị khô âm đạo, và nam giới có thể bị liệt dương. Xạ trị cũng có thể gây ra đi tiểu và đi ngoài không kiểm soát, liệt dương ở nam và kích thích trực tràng dẫn đến ỉa chảy. Những tác dụng phụ này thường là tạm thời. Trong thời gian này, bác sỹ của bạn có thể đánh giá đo lường để làm cho chúng có thể kiểm soát được.
Điều trị hóa chất
Điều trị hoá chất là dùng các thuốc để phá hủy tế bào ung thư. Bác sĩ của bạn có thể đề nghị điều trị hóa chất sau phẫu thuật để phá hủy những ổ ung thư nhỏ còn sót lại, nhưng đôi khi cũng có thể điều trị trước phẫu thuật trong cố gắng bảo tồn bàng quang.
Trong nhiều trường hợp, 2 hoặc nhiều thuốc được dùng kết hợp. Đôi khi, chúng được đưa trực tiếp vào trong bàng quang qua niệu đạo-quá trình được gọi là điều trị nội bàng quang. Điều trị này thường được dùng sau cắt u qua niệu đạo để giúp ngăn chặn ung thư bề mặt tái phát. Bạn có khả năng điều trị nội bàng quang 1 đến nhiều tuần.
Điều này không có khả năng áp dụng nếu tế bào ung thư thâm nhập sâu vào trong thành bàng quang hoặc di căn tới các cơ quan khác. Trong trường hợp đó, thuốc hóa chất được đưa vào bằng đường tĩnh mạch để chúng có thể theo dòng máu tới tất cả các phần của cơ thể (hóa chất toàn thân). Điều trị này được thực hiện nhiều chu kỳ, tạo cơ hội cho cơ thể bạn phục hồi giữa các lần điều trị.
Thậm chí, tác dụng phụ của hóa chất-rụng tóc, buồn nôn, nôn và mệt mỏi - có thể nghiêm trọng. Nó xảy ra do hóa chất ảnh hưởng đến các tế bào lành - đặc biệt các tế bào phát triển nhanh trong đường tiêu hóa, tóc và tủy xương-cũng như các tế bào ung thư. Không phải tất cả mọi người đều có tác dụng phụ này, tuy nhiên, ngày nay có nhiều cách tốt hơn để kiểm soát chúng nếu xảy ra.
Hóa chất toàn thân cũng có thể làm giảm số lượng tế bào bạch cầu và hồng cầu của bạn, làm bạn tạm thời dễ bị nhiễm khuẩn và xuất huyết. Ngoài ra, một vài thuốc dùng để điều trị ung thư bàng quang có thể gây tổn thương thận. Để giúp ngăn ngừa các vấn đề về thận, bạn có thể được truyền nhiều dịch trong suốt quá trình điều trị và khuyên uống nhiều dịch.
Điều trị sinh học
Điều trị miễn dịch kích thích hệ thống miễn dịch của bản thân cơ thể bạn chống lại ung thư. Nó thường được dùng sau cắt u qua niệu đạo để giúp ngăn ngừa ung thư bàng quang bề mặt tái phát. Trực khuẩn BCG (Bacille Calmette-Guerin), một vi khuẩn được dùng trong văc-xin phòng lao, chất kích thích miễn dịch thường được sử dụng nhất. Khi vào trong bàng quang của bạn, vi khuẩn gây ra phản ứng ức chế sự hình thành và phát triển của u. BCG được đưa trực tiếp vào trong bàng quang qua một ống nhỏ, mềm (ống thông) trong 2 giờ, mỗi tuần một lần. Điều trị có thể kéo dài 6 đến nhiều tuần.
Trong suốt quá trình điều trị BCG, bạn có thể có phản ứng bàng quang hoặc máu trong nước tiểu và cảm thấy như là bị cúm. Bác sĩ của bạn có thể gợi ý một vài phương pháp y học để giúp giảm một vài dấu hiệu và triệu chứng này. Nếu bạn bị sốt cao kéo dài, không đáp ứng với các thuốc giảm đau, h-y nhanh chóng đến gặp bác sĩ của bạn để điều trị. Điều này có thể chỉ ra rằng nhiễm khuẩn BCG đ- lan rộng, có thể nghiêm trọng.
Những điều trị khác
Những điều trị chuẩn cho ung thư bàng quang thường có thể không hiệu quả, hoặc bạn có thể có một vài tác dụng phụ. Trong trường hợp đó, nhiều điều trị khác có thể được dùng. Một khả năng đó là điều trị ánh sáng chức năng.
Quá trình điều trị này gồm hai phần giúp phá hủy tế bào ung thư bàng quang. Ban đầu, bạn được tiêm hóa chất được thu hút bởi tế bào ung thư nhưng không được thu hút bởi tế bào lành. Những tế bào chứa hóa chất sau đó được tiếp xúc với ánh sáng laser, giết chết hoặc làm tổn thương nghiêm trọng tế bào.
Điều trị ánh sáng chức năng có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, như nhiễm khuẩn bàng quang mạn tính, hẹp bàng quang và nhạy cảm với ánh sáng kéo dài. Mặc dù có nhiều triển vọng, phương pháp này cũng chỉ được thực hiện ở một số trung tâm ở một số nước và cần có nhiều nghiên cứu trước khi nó được điều trị thường quy.
Phục hồi cấu trúc bàng quang
Trong cắt bàng quang triệt căn, bàng quang của bạn được cắt bỏ toàn bộ. Sau đó ngay lập tức phẫu thuật viên tái tạo lại hệ tiết niệu để bạn có thể thải nước tiểu hiệu quả. Có nhiều khả năng tái tạo bàng quang. Cách tốt nhất cho bạn phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm sức khỏe chung, sự lan rộng của ung thư. Trong tất cả các trường hợp, mục đích là duy trì chất lượng cuộc sống càng nhiều càng tốt. Một vài quá trình tái tạo bao gồm:
ống dẫn nước tiểu. Đây là phẫu thuật đơn giản nhất với ít nguy cơ biến chứng nhất. Nó tiến hành cô lập một đoạn ruột non của bạn và gắn 1 đầu vào niệu quản. Đầu kia được nối mở ra ngoài ở phần thấp của ổ bụng qua một ống dẫn nước tiểu vào trong một túi nhỏ. Bạn mang túi đó bên ngoài cơ thể và đổ nó 3 đến 4 lần một ngày. Buổi tối bạn có thể sử dụng túi lớn hơn cho phép bạn ngủ qua đêm.
Lỗ thoát có thể đưa ống thông vào. Loại phục hồi này không cần dùng đến túi. Thay vào đó, phẫu thuật viên sẽ tạo nên một túi nhỏ có khả năng chứa được 3 đến 4 tách nước tiểu. Bạn đổ nước tiểu đi từ túi nhiều lần trong một ngày bằng cách dùng ống thông. Bởi vì kích thước của túi không thay đổi, bạn phải đổ nước tiểu trong cả ban đêm.
Bàng quang mới. Trong quá trình phục hồi này, phẫu thuật viên đúng là đ- tạo lại một bàng quang. Điều này được hoàn thành bằng cách nối một túi tương tự dùng trong phương pháp lỗ thoát có thể đưa ống thông vào với một ống để đưa nước tiểu khỏi cơ thể bạn (qua niệu đạo). Kết quả là bạn có thể thải nước tiểu mà không cần mở ra bên ngoài, mặc dù bạn có thể cần một ống thông đưa vào trong niệu đạo. Tái tạo bàng quang mới không có khả năng thực hiện nếu một phần hoặc toàn bộ niệu đạo của bạn đ- bị cắt bỏ, và nó có thể dẫn tới một số biến chứng, bao gồm sẹo, rỉ nước tiểu và tiểu tiện không kiểm soát được.
PHÒNG BỆNH UNG THƯ BÀNG QUANG:
Mặc dù ung thư bàng quang thường không phòng tránh được, bạn có thể thực hiện những bước dưới đây để giúp làm giảm nguy cơ:
Không hút thuốc. Không hút thuốc có nghĩa rằng những chất gây ung thư trong khói thuốc không thể tập trung trong bàng quang.
Cẩn thận với những hóa chất và nguồn nước mới. Nếu bạn làm việc với hóa chất, thực hiện tất cả những hướng dẫn an toàn để tránh phơi nhiễm. Nếu bạn có giếng nước riêng, bạn có thể muốn xét nghiệm để kiểm tra hàm lượng cao thạch tín trong nước.
Uống nhiều dịch. Uống dịch, đặc biệt là nước, làm lo-ng những chất độc có thể tập trung trong nước tiểu và đưa chúng ra khỏi bàng quang nhanh chóng.
Học cách ưa thích bông cải xanh. Nghiên cứu 10 năm được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại trường sức khỏe cộng đồng Harvard chỉ ra rằng ăn nhiều rau họ cải, như bông cải xanh và bắp cải, có thể làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang ở nam. Mặc dù ăn nhiều rau tươi và quả là quan trọng với sức khỏe chung, chỉ bông cải xanh và bắp cải dường như có ảnh hưởng giảm nguy cơ ung thư bàng quang. Các bác sỹ Harvard chỉ nghiên cứu ở nam, và kết quả đó không biết liệu có đúng ở nữ.
Tập trung phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe. Nếu thấy máu trong nước tiểu, h-y đến gặp bác sỹ.
Kỹ năng
Sống cùng với ung thư không bao giờ là dễ dàng. Nhưng làm giảm những ảnh hưởng tới cơ thể của ung thư bàng quang và những biện pháp điều trị nó có thể đặc biệt khó khăn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn có một ống dẫn nước tiểu hoặc túi nước tiểu. Bạn có thể băn khoăn về những thay đổi trong cơ thể bạn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, mối quan hệ và hoạt động tình dục của bạn như thế nào.
Nó có thể giúp để biết việc mang ống dẫn nước tiểu hoặc túi nước tiểu không có nghĩa bạn không thể hoạt động hoặc sống bình thường. Những túi đó nhỏ, kín đáo dưới quần áo và không bị rỉ. Bạn cũng có thể làm việc, du lịch, luyện tập và thậm chí cả bơi.
Những gợi ý dưới đây có thể giúp bạn:
Tìm cách làm cho cuộc sống dễ dàng hơn. Nếu bạn đi tiểu không kiểm soát hoặc cần thay túi nước tiểu, cố gắng ngồi phía cuối của rạp hát, phòng hòa nhạc hoặc phòng họp. Bằng cách đó bạn có thể kín đáo nếu cần đi vào nhà vệ sinh. Ngồi hàng ghế giữa trên máy bay hoặc tàu. H-y nghỉ ngơi khi có kế hoạch du lịch, tham quan dài.
Chia sẻ mối quan tâm của bạn với người khác. Khi bạn cảm thấy sẵn sàng, h-y nói chuyện với người mà bạn tin cậy về mối quan tâm của bạn. Có thể với bạn bè, thành viên trong gia đình, bác sỹ, nhân viên x- hội, nhà tư vấn. Bạn cũng có thể thấy hữu ích khi nói chuyện với những người khác mắc ung thư bàng quang. Họ có thể nói cho bạn cách rèn luyện những vấn đề tương tự mà bạn phải đối mặt.