Bỏng là một tai nạn rất dễ gặp phải khi chúng ta bất cẩn. Chính vì thế việc tìm hiểu các nguyên nhân gây bỏng để tránh xa các tác nhân gây bệnh, biết được triệu chứng cấp độ bỏng để có các biện pháp xử lí, biết cách sơ cứu bệnh nhân khi bị bỏng hiệu quả sẽ giúp cho bệnh nhân tránh được các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe tính mạng người bệnh.
Dấu hiệu và triệu chứng: Đỏ hoặc sưng da, đau, mụn nước trên da, đen hoặc cháy da... Cần gọi chợ giúp y tế khẩn cấp ngay khi : Bỏng phần lớn bàn tay, bàn chân, mặt, háng hay diện tích lớn, bỏng độ 2 lớn hơn 7,6 cm đường kính, bỏng độ 3 và độ 4, khó thở hoặc bỏng đường thở, hít phải khói...
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị bỏng bố mẹ cần hết sức chú ý.
I. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỎNG:
Các dấu hiệu và triệu chứng của bỏng bao gồm:
- Đỏ, sưng da.
- Đau có thể nặng.
- Ướt hoặc ẩm da.
- Mụn nước.
- Sáp màu trắng.
- Đen hoặc cháy da trong trường hợp nghiêm trọng.
Phân loại cấp độ bỏng
– Cấp độ 1: Bỏng bề mặt
Đây là cấp độ nhẹ nhất, khi bị bỏng thường có dấu hiệu da bỏng rát, đỏ giống như bị cháy nắng sau một vài hôm vết thương sẽ lành và không để lại sẹo.
– Cấp độ 2: Bỏng một phần da.
Ở cấp độ này lớp biểu bì và một phần lớp chân bì bị tổn thương, các túi nước phỏng được hình thành. Nếu túi nước này bị vỡ, nó sẽ gây ra đau rát cho vùng da bị tổn thương. Vết bỏng sẽ lành lại và không để lại sẹo sau 1- 4 nếu không bị nhiễm trùng. Ngược lại, nếu vết bỏng bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, lớp da dưới bị phá hủy sẽ làm cho vết bỏng nặng hơn, chuyển thành bỏng ở cấp độ 3.
– Cấp độ 3: Bỏng độ III
Vết bỏng ở cấp độ này ở mức cực kì nghiêm trọng. Toàn bộ lớp da dưới biểu bì đều bị tổn thương. Vết bỏng thay vì có màu đỏ nó đã chuyển sang tái nhợt hoặc xám lại, khô cứng. Ở mức độ bỏng này cần đưa ngay nạn nhân tới bệnh viện để các bác sĩ kịp thời cấp cứu để tránh những tổn thương nghiêm trọng hơn.
Gọi và tìm kiếm sự trợ giúp y tế khẩn cấp ngay :
- Bỏng bao gồm phần lớn những bàn tay, bàn chân, mặt, háng, mông hay một diện tích lớn.
- Bỏng độ hai lớn hơn 7,6 cm đường kính hoặc lớn hơn kích thước của lòng bàn tay của nạn nhân.
- Độ ba hay độ bốn.
- Khó thở hoặc bị bỏng đường thở.
- Hít phải khói.
- Bỏng đi kèm với không kiểm soát được cơn đau.
- Đau, sưng, tấy đỏ hoặc chảy nước trong khu vực bị cháy.
- Sốt trên 380C.
- Nốt bỏng không chữa lành trong vài tuần.
- Xuất hiện các triệu chứng lạ.
Cách sơ cứu bệnh nhân khi bị bỏng
– Cần nhanh chóng ngăn chặn tác nhân gây bỏng (lửa, điện, dầu hỏa, xăng…) sau đó ngâm ngay vết bỏng vào nước lạnh sạch. Nước lạnh có tác dụng làm mát vết bỏng, giảm đau và giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân.
– Đối với những trường hợp bỏng nặng: bỏng do hóa chất, do vôi… cần nhanh chóng làm thoáng vết bỏng bằng cách cởi bỏ quần áo, các đồ trang sức, sau đó dùng chổi lông gà phủi sạch vôi, cát bụi… bám trên vết bỏng. Tiếp đó ngâm vết bỏng vào nước mát, rồi dùng vải sạch băng vết bỏng lại và đưa đi cấp cứu.
– Điện là một trong số những nguyên nhân gây ra bỏng. Bỏng điện có thể gây ra những biến chứng cực kì nguy hiểm cho nạn nhân, nếu chúng ta không sơ cứu đúng cách và kịp thời sẽ làm cho vết thương nghiêm trọng hơn. Trước hết, cần ngắt nguồn điện và đưa nạn nhân ra khu vực an toàn. Sau đó ngâm vết bỏng vào nước như đối với các trường hợp bỏng trên và nhanh chóng đưa đi bệnh viện.
Lưu ý:
– Không được dùng nước đá để làm mát vết bỏng.
– Không được sờ mó vào vết bỏng để tránh nhiễm khuẩn làm cho vết bỏng nặng hơn.
Sơ cứu khi bị bỏng không khó, tuy nhiên nếu sơ cứu không đúng cách sẽ làm cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của nạn nhân. Do vậy, cần trang bị những kiến thức về cách sơ cứu bệnh nhân khi bị bỏng hiệu quả để có cách xử trí hợp lí và đúng đắn.