Bướu thận có hai loại:
BƯỚU LÀNH
Rất hiếm gồm các loại như: Adenoma, Hémagioma, Lipoma myoma angiomyolipoma nearofibroma. Các loại bướu này thường có kích thước nhỏ dưới 1-2 cm đường kính. Những bướu có kích thước lớn hơn có biểu hiện lâm sàng giống như bướu ác tính mà chỉ có thể chẩn đoán phân biệt được nhờ xét nghiệm giải phẫu bệnh khối thận có bướu đã cắt.
BƯỚU ÁC TÍNH
Ở trẻ em:
· Có nguồn gốc từ trung phôi bào thận nên được gọi là Nephroblastoma hay bướu Wilm. Triệu chứng lâm sàng nghèo nàn nên chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn khi bướu đã lớn. Các triệu chứng có thể là tiểu máu vi thể, cao huyết áp, sốt, tăng hồng cầu hay bạch cầu.
Ở người lớn:
Bướu thận thường thuộc loại Adenocarcinoma hay bướu Grawitz.
I. GIẢI PHẪU VÀ TIẾN TRIỂN CỦA BƯỚU THẬN:
Bướu thường có đường kính trên 3 cm và nằm một trong hai cực của thận. Khi bướu lớn có thể chèn ép các cơ quan lân cận gây biến dạng, lệch hướng đài thận, bể thận và mạch máu. Cả tĩnh mạch chủ lẫn tĩng mạch thận có thể bị xâm lấn, vì vậy có thể gây hội chứng thận hư và rối loạn chức năng gan. Ðôi khi bướu ăn dọc tĩnh mạch chủ dưới lên đến nhĩ thất phải. Khi tĩnh thận bị bế tắc có thể gây trướng tĩnh mạch tinh. Nếu bướu phát triển cực lớn có thể đẩy lệch các cơ quan trong ổ bụng như Dạ dày, Ruột non, Lách hoặc đẩy cơ hoành lên trên hoặc xâm lấn cả các cơ quan lân cận như Tá tràng, Cơ lưng. Vi thể các tế bào bướu dạng tế bào ống thận mà độ biệt hoá nói lên độ ác tính của bướu, Tế bào càng kém biệt hoá độ ác tính càng cao.
· Ngoài ra thận cũng có thể bị di căn từ một bướu nguyên phát ở nơi khác trong cơ thể nhất là bướu phế quản.
· Di căn của bướu thận thực hiện theo đường máu để đi đến Gan, Phổi, Xương, Não.
II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA BƯỚU THẬN:
Có tam chứng cổ điển là tiểu máu, đau và khối u.
a/ Tiểu ra máu:Thường đại thể và không kèm cảm giác đau, nó có thể xuất hiện đột ngột rồi tự biến đi mà không liên quan đến điều trị.
b/ Ðau:Có thể là triệu chứng đầu tiên nhưng cũng thường là biểu hiện muộn . Có thể đau tức vùng hông hay đau bão thận hoặc các triệu chứng tiêu hoá, đường mật do sự xâm lấn hay đẩy lệch các cơ quan này.
c/ Khối u: khi khám thấy thường là bệnh ở giai đoạn muộn vì thận nằm khá sâu và cao, nhất là thận trái.
· Khi bướu cố định không di động có nghĩa là đã xâm lấn các cơ quan lân cận, nếu tĩnh mạch chủ bị chèn ép sẽ làm xuất hiện đột ngột nang nước tinh mạc, trướng tĩnh mạch tinh hoặc các tĩnh mạch trên bụng dãn nở giống như trong tăng áp tĩnh mạch cửa do xơ gan.
· Có thể nghe thấy âm thổi tâm thu trên vùng bướu, Tim lớn cao huyết áp tâm trương do có dò động mạch - tĩnh mạch.
· Ðôi khi bướu thận chỉ cho những biểu hiện mơ hồ như sốt nhẹ kéo dài, sụt cân, dễ mệt, thiếu máu hoặc ghi nhận khối bướu vùng hông mà không có triệu chứng nào khác.
· Ngoài ra bướu có thể chỉ biểu hiện bằng các dấu hiệu của di căn như hạch thượng đòn, phù hai chân, gan lớn ........
III. CHUẨN ĐOÁN BỆNH BƯỚU THẬN:
a/ UIV:Hình ảnh biến dạng lệch hướng đài bể thận do một khối u từ chủ mô chèn ép.
b/ Siêu âm:Giúp chẩn đoán khác chính xác, cho cấu trúc ÉCHO dầy hay hỗn hợp, bờ giới hạn rõ hay không, đều hay không đều tùy theo độ xâm lấn. Bướu bên thận phải cần xem thêm tĩnh mạch chủ nếu có những nốt ECHO dầy là có thể có xâm lấn. Ngoài ra, trên siêu âm có thể phát hiện hạch cạnh động mạch chủ do di căn.
c/ Ðộng mạch thận đồ:
Cho thấy hình ảnh tăng sinh mạch máu vùng bướu.
d/ CT Scan hay Cavography:
Không những giúp chẩn đoán mà còn giúp đánh giá sự xâm lấn hay bành trướng của bướu đến cơ quan lân cận hoặc tĩnh mạch chủ dưới.
IV. ĐIỀU TRỊ BƯỚU THẬN:
Chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ trọn thận với lớp mỡ quanh thận và nạo hạch nếu cần.
- Nếu bệnh nhân bịbướu lànhthì chỉcần mổkhi bướu lớn quá, chảy máu hoặc đau. Mổcắt bỏcảthận hoặc một phần thận có bướu tùy tình hình cụthể.
- Nếu bệnh nhân bị ung thư thận thì phải cắt bỏ toàn bộ thận có bướu càng sớm càng tốt. Việc hóa trị và xạ trị sau đó chỉ có tính cách bổ túc mà thôi.