Hay gặp nhất trong loét miệng là do nhiệt (theo Đông y), tức là trong cơ thể bị nóng phát ra nhiệt gây loét niêm mạc miệng. Loét miệng do nhiệt là loại nhẹ nhưng làm cho trẻ rất khó chịu, mệt mỏi, hay quấy khóc, khó ngủ và chảy nước miếng nhiều làm cho trẻ gầy sút do không ăn được hoặc ăn rất ít…
Người ta cũng thấy có thể loét miệng do virut Herpes cũng có các triệu chứng như loét miệng do nhiệt.
Người ta cũng thấy có thể loét niêm mạc miệng do virut thủy đậu. Ở trẻ em có một số bệnh cũng gây loét miệng, điển hình nhất là bệnh tay chân miệng. Trong bệnh tay chân miệng, ban đầu thường có sốt hoặc sốt nhẹ như trong bệnh thủy đậu, sưng miệng nổi bọng nước thường có kích thước khoảng từ 2-3mm hoặc bằng đầu đũa, màu đỏ hoặc xám hình bầu dục. Các nốt bọng nước thường có ở hai bên mông, đầu gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc ở niêm mạc miệng. Đặc điểm của các nốt bọng nước trong bệnh tay chân miệng là ấn không đau. Các bọng nước có ở niêm mạc miệng khi vỡ ra tạo thành các vết loét ở trong miệng. Bệnh tay chân miệng thường có kèm theo nôn, tiêu chảy ngay khi nổi bọng nước. Bệnh tay chân miệng cũng có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm màng não – não… Ở những cơ thể trẻ do nuôi dưỡng thiếu chất hoặc trẻ hấp thu kém (mặc dù gia đình đã cố gắng hết mức cho trẻ chế độ ăn tốt) gây nên thiếu một số chất cần thiết như vitamin PP, vitamin C, vitamin B12, axít folic, chất sắt cũng có thể gây loét miệng…
Loét miệng cũng có thể do chấn thương làm viêm, dập niêm mạc miệng, ví dụ như khi bị ngã. Cũng có thể do ăn thức ăn nóng làm bỏng rồi loét niêm mạc miệng. Ngoài ra một số người bị rối loạn chức năng miễn dịch làm suy giảm miễn dịch như trong bệnh AIDS hoặc gặp stress liên tục cũng có thể bị loét miệng. Dù là nguyên nhân gì gây loét miệng thì cũng làm cho người bệnh (cả trẻ em và người lớn tuổi) đều đau, rát rất khó chịu, gầy sút, mất ngủ và hay cáu gắt.
" . Vui lòng click vào