Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Người mẹ lí tưởng là như thế nào?”. Dĩ nhiên, đó là người mẹ biết yêu thương và hiểu biết. Quan trọng nhất là biết quan tâm chăm sóc trẻ mọi lúc, mọi nơi.
Người mẹ lí tưởng có bao nhiêu mối quan tâm: Chế độ dinh dưỡng khoa học, sự ấm cúng và sạch sẽ trong nhà, những truyện cổ tích đọc cho bé trước khi đi ngủ… Dưới đây là một số băn khoăn của những phụ nữ trẻ lần đầu được làm mẹ.
Bạn có lí do chính đáng để lo lắng khi nhiệt độ cơ thể bé cao hơn 36.6 tới 37,0 độ C. (Ảnh minh họa).
Con gái tôi 4,5 tháng tuổi, trong vòng 3 tháng nhiệt độ cứ giữ ở mức 37,0 – 37,5. Trong khi đó kết quả phân tích nước tiểu và xét nghiệm máu bình thường. Đã siêu âm ổ bụng, thận, bàng quang, tất cả đều ổn cả. Bác sĩ thần kinh cũng không tìm thấy triệu chứng gì. Vì sao nhiệt độ không hạ? Tôi có cần phải xét nghiệm gì nữa không?
Chúng ta quen với việc nhiệt độ bình thường của cơ thể là 36.6 tới 37,0 độ C. Bạn chỉ có lí do chính đáng để lo lắng khi nhiệt độ của bé cao hơn. Nếu như nhiệt độ giữ lâu như thế, điều đầu tiên bác sĩ đặt câu hỏi là trong cơ thể bé có bị nhiễm trùng gì không, ví dụ có vi trùng lao, mycoplasma hoặc chlamydia hay không. Nếu không tìm thấy kẻ gây nguyên nhân thì bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân thì bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân của việc sốt nhẹ không rõ nguồn gốc. Đa số trường hợp tình trạng này thường xảy ra ở trẻ lớn nhưng cũng gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính xác không biết được. Có giả thuyết có thể do stress hoặc chấn thương hệ thần kinh gây ra, ví dụ, chấn thương trong lúc sinh. Thật đáng tiếc, 30 – 40% trường hợp không thể xác định được nguyên nhân. Nhưng nếu bé có trạng thái tốt và không có những dấu hiệu bệnh khác như chảy nước mũi hoặc ho kèm sốt có thể xem là một sự đặc biệt của cơ thể trẻ. Những đứa trẻ như thế cần được bác sĩ theo dõi bổ sung chỉ trong trường hợp nhiệt độ cơ thể bắt đầu tăng cao hơn.
Con gái tôi được 3 tháng tuổi. Ở độ tuổi trẻ có thể ngủ có gối và việc này có cần lắm không?
Các bác sĩ khuyên trẻ em không nên đặt đầu “cao lên” cho tới khi được 1,5 – 2 tuổi. Trước tuổi này những đường cong cho cột sống được hình thành, nhiệm vụ của chúng giảm nhẹ gánh nặng trong khi đi và nhảy. Gối thay đổi tư thế của đầu và cản trở cột sống hình thành đúng, vì thế các chuyên gia yêu cầu cho những trẻ nhỏ tuổi nhất ngủ trên mặt bằng và khá cứng. Việc này còn quan trọng hơn nữa, vì tính an toàn: Rất nhiều bé khi ngủ, úp mặt vào chiếc gối mềm và bé bị khó thở, thậm chí ngạt thở. Nếu rất muốn cho bé nằm gối, bạn hãy lấy một chiếc khăn mặt bông gấp lại 1 – 2 lần và kê dưới đầu bé là được.
Ngủ gối sớm không tốt cho trẻ. (Ảnh minh họa).
Con gái chúng tôi 7, 5 tháng tuổi, chưa tự ngồi được. Có cần cho bé ngồi vào “xe tập đi” hoặc lên ghế không?
Không nên bắt bé ngồi hoặc đứng dậy khi bé chưa sẵn sàng. Nếu 9 – 10 tháng tuổi mà bé chưa ngồi có thể bộ xương và cơ thể của bé còn yếu, bạn hãy tư vấn với bác sĩ nhi khoa và dinh dưỡng xem liệu bé có bị thiếu canxi hay có các bất thường nào không.
Thường trẻ em bắt đầu thử ngồi khi gần 7 tháng tuổi, khi được 8 – 9 tháng nhiều bé đã ngồi rất vững. Nếu con của bạn chưa sẵn sàng thì bạn cũng đừng để tâm vào chuyện này. Bạn có thể cho bé ngồi vào ghế cho ăn hoặc ghế dành cho trẻ trong xe hơi có lưng chỉnh hình đặc biệt giữ chặt lưng của bé. Còn xe tập đi thì dành cho những em bé đã chập chững những bước đầu tiên hoặc ít nhất thì cũng đã biết đứng. Tuy nhiên, có rất nhiều nước tiên tiến trên thế giới khuyến cáo không cho trẻ ở mọi lứa tuổi ngồi xe đẩy tập đi. Chúng tôi cũng khuyên bạn không dùng loại xe này cho bé tập ngồi, đặc biệt khi không có người lớn canh chừng sát bên cạnh.
Chẳng bao lâu nữa chúng tôi sẽ sinh con. Có thể nuôi chó trong nhà khi có trẻ sơ sinh không? Nếu không thì từ khi bé được mấy tuổi thì có thể nuôi động vật trong nhà?
Nếu như trong nhà đã nuôi chó, có thể để nó lại, nhưng nên kiểm tra kí sinh trùng ở chó trước khi sinh bé . Chó không được vào phòng trẻ và không được chơi với đồ chơi của bé. Không được để chó với bé không có người trông. Nếu như bạn muốn tặng động vật cho con, tốt nhất khi bé đã gần 5 tuổi, khi đó bé đã bắt đầu hiểu động vật không phải là đồ chơi và có thể tự chăm sóc người bạn của mình. Nhưng tốt nhất không nuôi chó, mèo, chim trong nhà có bé sơ sinh để hạn chế tối đa khả năng dị ứng và lây nhiễm bệnh cho trẻ.
Chỉ cách đây không lâu thôi bạn là tất cả với bé – là thế giới, là vũ trụ, là cả cuộc sống. Thật hấp dẫn biết bao: em bé, bé tí xíu, con người bé nhỏ thân thương, làm mủi lòng bạn bằng những ánh mắt, những nụ cưới, những tiếng ọ ẹ giữa đêm. Và cũng bình yên làm sao, và thật dễ bảo vệ bé. Nhưng mỗi ngày tới đây thế giới của bé đã rộng lớn hơn. Với bé, bàn tay bạn, biên giới của phòng trẻ và ngôi nhà đã trở thành quá hạn chế. Với bé, tất cả đều hấp dẫn và cuốn hút. Ví dụ như cái bánh làm từ cái có vị gì nhỉ? Và nảy sinh một vấn đề mới – làm gì để bảo đảm an toàn cho “nhà khám phá thế giới” bé nhỏ trước sự xâm nhập của vi khuẩn xung quanh chúng ta?
Một số bà mẹ biến nhà mình thành phòng khử trùng, dùng clo rửa đồ chơi. Một số khác thì ngược lại – cho phép bé cho cả cái xẻng nhựa đồ chơi, cho cả cà chua mới hái trong vườn vào miệng, cho rằng như vậy cơ thể bé sẽ tạo được kháng thể. Tất cả đều không đúng. Sạch sẽ quá mức cũng hại cho bé không khác gì những “trò chơi” không mấy sạch sẽ. Trường hợp thứ nhất, bé sẽ không được chuẩn bị để tiếp xúc với thế giới xung quanh, vừa tuyệt vời vừa nguy hiểm, còn trường hợp thứ hai, một sự mạo hiểm không cần thiết và không có cơ sở khoa hoc. Vậy mẹ phải bảo vệ bé như thế nào cho đúng cách?
Kết thân với vật nuôi có lợi nhất định cho trẻ. (Ảnh minh họa).
Rửa tay!
Bạn có nhớ hồi còn bé mẹ bạn hay hỏi “Con đã rửa tay chưa?” Bạn cảm thấy việc này không quan trọng và không cần thiết. Đôi khi chúng ta nói dối “con rửa rồi” để nhanh được làm những việc trẻ con của mình. Bố mẹ thì luôn nói về những bọn vi khuẩn, về những hậu quả không tốt, mà xung quanh thì có bao thứ hay điều lạ. Chúng ta có muốn nghe đâu vì có nhìn thấy bọn vi trùng đâu cơ chứ! Tranh luận chứng này rất khó, vì thế, tốt nhất là dạy cho trẻ rửa tay trước khi trẻ bắt đầu biết tranh cãi. Bằng cách nào? Học mà chơi!
Trò chơi “Tay sạch”
Hãy cùng rửa tay với bé. Vừa rửa tay vừa đọc thơ và hát, hay kể chuyện hoặc cùng đếm số. Hãy nói cho bé rằng rửa tay sau khi đi vệ sinh khi đi chơi về, sau khi chơi với động vật và trước khi ăn thì không phải đi bệnh viên, sẽ ít phải gặp bác sĩ. Hãy dạy bé cách rửa tay: xắn tay áo lên, mở vòi nước, tự nhúng tay vào nước, tự bôi xà bông, khóa vòi nước lại, lấy khăn lau tay. Hãy tặng cho bé chiếc khăn riêng có hình những nhân vật cổ tích hoặc phim hoạt hình bé yêu thích. Và nhất định phải khen bé, rồi bạn sẽ nhận thấy bé đã quen rửa tay từ khi nào
Chọn xà phòng
Chúng ta cứ nghĩ xà phòng là xà phòng, có gì đặc biệt đâu nhỉ. Và khi đi mua nó mấy ai nghĩ chọn xà phòng nào là tốt nhất. Các bác sĩ có danh sách “bệnh tay bẩn” rất gây ấn tượng: Tiêu chảy, viêm gan siêu vi A, thương hàn đường ruột, kiết lỵ… Và không phải xà phòng nào cũng chống được các vi khuẩn này. Vậy khi mua xà phòng rửa tay cho cả nhà, đặc biệt là cho bé, bạn hãy cho những loại xà phòng diệt khuẩn có độ PH tối ưu cho làn da mỏng manh của bé nhé. Các loại xà phòng này không chỉ là xà phòng vệ sinh mà chúng còn có khả năng hủy diệt tới 99% các vi khuẩn.
CamNangBenh.com (Theo Mybaby)