Bạn có biết rằng từ 4 tháng tuổi trở đi là giai đoạn não bộ của thai nhi phát triển rất nhanh. Như vậy việc giáo dục thai nhi trong giai đoạn này là cần tạo cho thai nhi nhiều động tác tích cực nhằm phát triển các giác quan và trí lực của thai nhi. Sau đây là một số phương pháp đưa ra để bạn có thể tham khảo.
Giáo dục thai nhi tháng thứ 4
Thai nhi đã được 4 tháng tuổi, thai phụ nên giữ tinh thần ổn định, hài hoà, điều tiết ăn uống để mang lại lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Thai nhi lúc này tuy chưa mở được mắt, nhưng thị giác cơ bản đã hình thành, đặc biệt não bộ của thai nhi phát triển rất nhanh. Giáo dục thai nhi bây giờ là cần tạo cho thai nhi nhiều động tác tích cực, cần huấn luyện đối với thị lực và trí tuệ của thai nhi. Bạn có thể tham khảo các phương pháp sau đây:
Giáo dục thai nhi bằng cách chiếu sáng: Trong phòng ấm áp, người phụ nữ mang thai để lộ bụng, bạn dùng đèn pin chiếu ánh sáng ra khắp bụng, làm nhiều lần tắt bật đèn pin như thế để thai nhi có quá trình thích ứng dần dần, giảm thiếu các kích ứng không tốt cho thị lực của thai nhi. Mỗi ngày, bạn nên định chuẩn thời gian chiếu 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút. Có thể dùng đèn ánh sáng nhiều màu sắc, chiếu theo thứ tự, cứ 1 – 2 phút lại thay đổi màu sắc một lần. Đèn chiếu từ gần đến xa, hoặc đa dạng về hình thức nhưng tránh ánh sáng quá mạnh.
Giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ: Khi thai nhi được 4 tháng, bạn có thể dùng ngôn ngữ trực tiếp tiến hành giáo dục thai nhi. Giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ khi thai nhi đang tỉnh, đang hoạt động, mỗi ngày từ 1 – 2 phút, mỗi lần 10 phút.
Các hình thức cụ thể:
- Mở băng đĩa cho thai nhi nghe, có lời lẽ đơn giản, sinh động và hình tượng.
- Kể chuyện cổ tích cho thai nhi nghe, người mẹ có thể tự biên tập các câu chuyện cổ, hoặc đọc theo sách, hoặc đọc to các bài thơ, bài hát thiếu nhi với ngôn ngữ đơn giản, gần gũi, thân thiết, vừa để kích thích thính giác của thai nhi, vừa gắn kết tình cảm mẹ con.
- Đọc cho thai nhi nghe các tác phẩm văn học có âm vần đẹp đẽ, du dương.
Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc: Phụ nữ mang thai có thể chọn các tác phẩm âm nhạc mà mình thích nghe để tiến hành giáo dục thai nhi bằng âm nhạc. Trước khi bắt đầu, bạn hãy nói với con của bạn: “Chúng ta cùng nghe nhạc nhé con yêu!”.
Phụ nữ mang thai nằm theo tư thế nghiêng mình, tốt nhất nằm trên ghế sofa hoặc trên tràng kỉ, không nên nằm lâu quá để tránh tử cung bị đè nén, gia tăng áp lực xuống tĩnh mạch khiến thai nhi thiếu không khí. Khi nghe nhạc, bạn nên giữ khoảng cách với loa là 1,5 – 2m, âm lượng vừa đủ, mỗi ngày 3 lần vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối, khoảng 5 – 10 phút/lần. Nếu thời gian gấp gáp thì mỗi ngày nên nghe 2 lần là sáng và tối. Mỗi lần nghe không nên nghe quá lâu, nghe quá nhiều loại nhạc. Khi người phụ nữ mang thai nghe nhạc, nên tuỳ theo khúc nhạc mà tưởng tượng các hình ảnh tốt đẹp liên quan đến thai nhi.
Chú ý: Các bà mẹ nên chọn các loại nhạc thích hợp, có tác dụng ru ngủ, trấn tĩnh tâm hồn, loại trừ phiền não âu lo, giúp tinh thần phấn chấn, tạo cảm giác kích thích khả năng ăn uống, nâng cao trí lực.
Giáo dục thai nhi bằng vận động: Phương pháp này chính là dựa trên cơ sở vận động tự phát của người mẹ theo từng giai đoạn để có những kích thích vận động hợp lí, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
Phương pháp cụ thể:
- Người mẹ nằm ngửa, toàn thân thư giãn, hai tay vuốt ve thành bụng, sau đó dùng tay vuốt lên các vị trí khác quanh bụng và quan sát sự phản ứng của thai nhi, mỗi lần 5 phút. Khi bắt đầu, các động tác nên nhẹ nhàng, trong thời gian ngắn. Qua vài lần thai nhi có phản ứng thì có thể tạo các phản ứng khác tích cực hơn. Tốt nhất bạn nên cố định thời gian hàng ngày vào buổi tối, thích hợp để tiến hành giáo dục thai nhi bằng vận động.
Giáo dục thai nhi bằng vuốt ve, vỗ về: Giai đoạn này, cha mẹ nên kế tiếp các bước giáo dục thai nhi bằng vuốt ve ở các giai đoạn trước. Nhưng điều cần chú ý là vuốt ve giai đoạn này cần kết hợp đối thoại với thai nhi, đòi hỏi tâm lí cha mẹ tham gia cần tích cực hơn. Người chồng xoa nhẹ nhàng lên bụng vợ, vuốt ve nhẹ nhàng đứa con qua bụng vợ. Người chồng tham gia gọi thai nhi sẽ tạo nên hiệu quả giáo dục thai nhi về sau càng thực tế hơn.
Giáo dục thai nhi tháng thứ 5
Khi mang thai tháng thứ 5, người mẹ nên ăn uống cho thật tốt, tạo tâm trạng thoải mái, tinh thần vui vẻ, ngoài việc ăn uống, dưỡng thai còn cần tập luyện thể thao cho thai nhi, nói chuyện… Khi mang thai được 5 tháng, cấu tạo của thai nhi cơ bản đã hoàn thành, cơ quan xúc giác tại da thịt và cơ quan cảm giác cũng hoàn thiện. Vì thế, giáo dục thai nhi nên lấy trọng điểm là cảm giác hoạt động và huấn luyện khả năng nghe. Các phương pháp cụ thể:
Giáo dục thai nhi bằng đùa vui: Khi thai nhi đạp vào thành bụng, người mẹ nên vỗ nhẹ vào nơi thai nhi vừa đạp, đợi đến lúc thai nhi đạp thì người mẹ lại vỗ nhẹ vào đó và cứ tiếp tục làm như thế. Khi mới bắt đầu, thai nhi không có phản ứng trước việc vỗ nhẹ của người mẹ, nhưng sau một thời gian nhất định, những cử động qua lại này sẽ tạo nên phản ứng tích cực cho thai nhi, thai nhi sẽ hình thành cử động đạp vào vị trí nơi người mẹ vỗ lên. Sau đó, người mẹ có thể thay đổi vị trí vỗ trên bụng, thai nhi cũng biết chuyển vị trí theo để đạp vào nơi người mẹ vỗ nhẹ tay lên. Sau này, người mẹ và thai nhi sẽ có một trò chơi để cùng vui đùa với nhau.
Giáo dục thai nhi bằng vuốt ve, tiếp xúc: Việc tiếp xúc, vuốt ve nên thực hiện khi thai nhi được khoảng 5 tháng tuổi. Người mẹ nằm trên giường, đầu không cần gối quá cao, toàn thân thư giãn, thoải mái, hai tay ôm lấy phía đầu của thai nhi, từ trên đảo xuống dưới, từ trái qua phải, cứ qua lại như thế và xoa vuốt một cách nhẹ nhàng. Bạn cần tuỳ thời gian mà chú ý phản ứng của thai nhi, nếu thai nhi cựa quậy mạnh hay đạp chân biểu hiện rõ phản ứng không thích của mình đối với sự vuốt ve và kích thích của người mẹ thì nên ngừng xoa bóp.
Nếu thai nhi thể hiện phản ứng nhẹ nhẹ thì lại tiếp tục xoa bóp, sau vài phút thì dừng hoặc thay đổi phương pháp khác như ngôn ngữ, âm nhạc… để kích thích. Thông thường, thời gian thích hợp là sáng sớm, buổi tối, khi thai nhi vận động nhiều lần thì tiến hành phương pháp này, mỗi lần nên thực hiện từ 1 – 2 lần, mỗi lần từ 5 – 10 phút.
Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc: Khi thai nhi được 5 tháng tuổi, khả năng nghe đã được thiết lập hoàn toàn. Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc ngoài việc nghe nhạc, thai phụ nên hát cho thai nhi nghe. Phụ nữ mang thai nên chọn các loại ca khúc trữ tình thể hiện tình cảm, cùng tưởng tượng với thai nhi.
Giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ: Ngoài việc người mẹ kể chuyện cổ tích cho thai nhi, còn cần mở các băng có các câu chuyện với ngôn ngữ sinh động, tình tiết thú vị, âm thanh phong phú để kích thích một cách toàn diện đại não và khả năng nghe của thai nhi. Khi mở băng đĩa không nên để máy gần bụng người mẹ và gần thai nhi.
Giáo dục thai nhi tháng thứ 6
Khi mang thai tháng thứ 6, thai nhi phát triển rất nhanh, thai phụ cần hoạt động nhiều hơn, chú ý đi bộ và đảm bảo chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Lúc này, không những thai nhi hoạt động rất rõ ràng, nhịp tim cũng thể hiện rõ nét hơn, khả năng nghe cũng phát triển đến một mức hoàn thiện nhất định. Giáo dục thai nhi trong tháng này tập trung ở việc tăng cường huấn luyện khả năng nghe, mở mang trí tuệ cho thai nhi. Các phương pháp cụ thể:
Giáo dục thai nhi bằng đối thoại: Khi tiến hành giáo dục thai nhi bằng đối thoại, cha mẹ nên coi thai nhi là một đứa trẻ đã có hiểu biết, cùng con nói chuyện, bàn chuyện vui, có thể miêu tả, thuật lược lại các chi tiết trong cuộc sống gia đình như hôm nay bố mẹ đã làmgì, ăn gì, đọc gì, đi chơi ở đâu… Bạn nên chú ý những câu chuyện kể nên giản đơn và tốt nhất là lặp lại câu chuyện nhiều lần trong một thời gian để thai nhi ghi nhớ được sâu sắc.
Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc: Người mẹ ngồi nơi thích hợp, tạo được cảm giác thoải mái về tinh thần và cơ thể để tập trung tinh thần và trí lực. Bạn hãy đặt máy phát nhạc ở cách người mẹ một khoảng cách cố định, rồi mới mở nhạc cho thai nhi nghe. Bạn nên điều chỉnh phương hướng và âm lượng của âm thanh phù hợp với thai nhi. Mỗi ngày nên cố định thời gian nghe nhạc, mỗi lần khoảng 5 – 10 phút. Nên chọn các loại âm nhạc nhẹ nhàng, vui tươi để tạo cho bạn và thai nhi cảm giác thoải mái, thư thái để bước vào giấc ngủ. Đặc biệt chú ý, khi bạn muốn thai nhi nghe thì người mẹ cũng cần chủ động cảm thụ âm nhạc.
Giáo dục thai nhi bằng vận động: Vào mỗi buổi tối, khi người mẹ nằm nghỉ trên giường, bạn nên thoải mái và nhẹ nhàng vuốt ve bụng mình, mỗi lần khoảng 5 – 10 phút. Bạn cũng có thể dùng tay đỡ nhẹ thai nhi để thai nhi tiến hành đi bộ trong bụng mẹ. Nếu có thể, bạn hãy phối hợp âm nhạc và nói chuyện để tạo hiệu quả giáo dục tốt hơn.
Giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ: Ngoài việc kể chuyện cổ tích, nếu có điều kiện, người mẹ nên mở băng đĩa để tự bản thân nghe và tạo cơ hội để thai nhi sớm tiếp xúc với các nguồn tin tức bên ngoài.
Giáo dục thai nhi bằng hành vi: Hành vi, cử chỉ của bố mẹ sẽ có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Khi mang thai, bạn nên để cảm xúc luôn dạt dào, những hi vọng thật tốt đẹp, ăn nói nhẹ nhàng, lễ độ, sinh hoạt ổn định, giữ gìn sức khoẻ tốt… để giúp thai nhi có môi trường sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Giáo dục thai nhi tháng thứ 7
Lúc này, thần kinh cuả thai nhi được hoàn thiện thêm một bước, cảm giác cũng nhanh nhạy hơn, vì thế các “bài học” về âm nhạc, nghệ thuật mà bố mẹ dành cho thai nhi có thể nên tăng thêm.
Ngoài ra, các bà bầu còn nên đọc những tác phẩm văn học vào lúc rảnh rỗi, tuy nhiên tránh những tiểu thuyết dài và đau buồn. Những áng văn xuất sắc, cổ kim vẫn là sự lựa chọn hay của các bà bầu. Nên đi tham quan triển lãm mĩ thuật, triển lãm văn vật lịch sử, mua tranh về treo ở nhà… Bà bầu cũng nên tự làm một số đồ thủ công như đan mũ, khăn… để thể hiện tình yêu dành cho con, những điều ấy thai nhi có thể cảm nhận được.
Giáo dục thai nhi tháng thứ 8
Vào tháng thứ 8, các tổ chức cơ quan chủ yếu trong cơ thể của thai nhi đã bước đầu phát triển hoàn tất, thai nhi băt đầu “ vì sắc đẹp của mình” trở nên đầy đặn và xinh đẹp hơn. Bà mẹ mang thai thường do bụng nổi to nên thường không chú ý trang điểm, làm như vậy không lợi cho vóc dáng cơ thể, nên bỏ ra một chút công sức cho toc cho quần áo, thai nhi có thể cảm nhận được đièu ấy. Đặc biệt bà mẹ mang thai không nên lo âu vì nó rất ảnh hưởng đến thai nhi.
Nhà tâm lý học Sanmeroff và Kelly sau khi tiến hành nghiên cứu ở hơn 300 trẻ sơ sinh đã đưa ra những biến đổi của 3 khả năng để chứng minh cho việc tâm trạng lo ấu của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi:
- Tâm trạng lo lắng của người mẹ gây ra những biến đổi sinh lý của hệ thống nội tiết tố, ảnh hưởng đến thai nhi bên trong tử cung
- Tâm trạng lo lắng của người mẹ ảnh hưởng đến quá trình sinh nở đồng thời dễ bị mắc các bệnh kèm theo, từ đó mà ảnh hưởng đến thai nhi.
- Tâm trạng lo lắng của phụ nữ mang thai trong thời gian kéo dài đến sau khi sinh nở, ảnh hưởng đến việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Ở một mức độ nào đó thì cũng có thể di truyền.
Giáo dục thai nhi tháng thứ 9
Lúc này trong cơ thể người mẹ,thai nhi tăng trưởng sức lực và trọng lượng, hoạt động ngày càng nhiều thêm, sức lực cũng lớn dần. Tuy vậy thai nhi vẫn có lúc yên tĩnh. Bà mẹ mang thai cần chú ý để nghỉ ngơi, không được kích thích thai nhi quá nhiều, nên cho thai nhi nghe tiếng nhạc du dương. Đồng thời, bà mẹ mang thai cần giảm bớt tầm trạng lo lắng, sự căng thẳng, tâm lý sợ hãi đều là những kích thích không tốt đối với thai nhi.
Các nhà khoa học cho rằng, thai nhi rất nhạy cảm với âm thanh trái tim của ngừời mẹ. Ở trong bụng mẹ, thai nhi có thể nghe thấy rất nhiều âm thanh như ruột sôi, tiếng nhu động của dạ dày…Thai nhi nghe âm thanh trái tim của ngừoi mẹ từng giờ từng phút dần dần thành hiệu ứng đồng bộ về tâm lý giữa mẹ và thai nhi
Giáo dục thai nhi tháng thứ 10
Tháng mang thai thứ 10, là lúc “ người mẹ chuẩn bị sinh con, tinh thần lạc quan, tràn đầy hi vọng, mong chờ cho sự ra đời cảu đứa con” tích cực chuẩn bị việc sinh nở, tuy nhiên không được chờ đợi một cách tích cực.
Vai trò của người chồng
Thông thường, ý thức làm bố của người chồng thể hiện muộn hơn so với ý thức làm mẹ ở người vợ. Người bố chỉ cảm thấy trách nhiệm của mình sau khi con khóc chào đời, lúc đó mới thực sự thấy yêu con và có ý thức làm bố. Nhưng nếu khi vợ có thai, người chồng chăm sóc và quan tâm tới vợ, luôn luôn quan tâm tới sự phát triển của thai nhi, chia sẻ những khó khăn nhọc nhằn với vợ ở các giai đoạn có thai thì ý thức làm bố sẽ nảy nở sớm hơn.
Nếu việc giáo dục thai nhi ở giai đoạn đầu khi mới có thai, trách nhiệm người chồng chủ yếu là làm cho tính tình người mẹ ôn hòa vui vẻ, tạo mọi điều kiện hoàn cảnh tốt cho mẹ và con thì đến giai đoạn giữa kì, thông qua phương pháp cụ thể để gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai, làm tốt vai trò người chồng, người cha.
Khi giáo dục thai, người chồng phải hỗ trợ với vợ để đặt ra nội dung giáo dục, cùng nhau nuôi dưỡng đứa con yêu với mong muốn nó vừa khỏe mạnh lại vừa thông minh.