Dịch sốt xuất huyết đang lên thời kì đỉnh điểm khiến người dân vô cùng hoang mang và lo ngại. Muốn phòng tránh dịch lây lan trước tiên cần phải hiểu biết rõ về bệnh sốt xuất huyết. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết qua bài viết sau nhé!
Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết (Dengue fever) là một nhóm các bệnh do một trong 4 họ virus sau : Arenavirus, Filoviridae, Bunyaviridae và Flavivirus. Đây là bệnh sốt cao có xuất huyết, được truyền qua muỗi, chủ yếu là muỗi vằn. Khi muỗi đã nhiễm virus, nó có thể truyền bệnh suốt đời. Vì vậy nó có thể truyền cho rất nhiều người.

Bệnh sốt xuất huyết có thể nhẹ , nặng hoặc thậm chí gây tử vong.
Người lớn bị sốt xuất huyết dễ tử vong hơn so với trẻ em, nhưng trẻ em lại lâu hồi phục và khó điều trị hơn so với người lớn. Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết đang ngày càng gia tăng và thường xảy ra vào mùa hè.
Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
Các triệu chứng sốt xuất huyết thường sẽ xuất hiện sau 4-7 ngày khi bắt đầu nhiễm bệnh.
- Sốt cao 39-40 độ C.
- Nhức đầu dữ dội.
- Nổi hạch.
- Đau khớp, đau cơ nặng.
- Mệt mỏi toàn thân.
- Phát ban.
- Nôn và buồn nôn.
- Khó thở.
- Đau bụng.
- Viêm kết mạc (mắt đỏ).

- Chảy máu nhẹ ở nướu răng hoặc mũi.
- Bầm tím nhẹ trên da (chảy máu dưới da).
- Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh nguyệt sớm.
- Tiêu chảy.
- Co giật.
- Sốc : mệt li bì hoặc vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít, có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.
Sốc là dấu hiệu nặng, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, lúc này người bệnh đang hạ sốt. Thời gian diễn ra ngắn, chỉ từ 12-24 giờ nhưng cần phải đi cấp cứu gấp.
Cách chữa bệnh sốt xuất huyết
Đa số các ca thường nhẹ và khỏi bệnh trong vòng vài ngày, người bệnh có thể được chăm sóc tại nhà. Trường hợp nặng thì cần được nhập viện và điều trị kịp thời. Với trẻ em, khi có dấu hiệu của bệnh bạn nên cho bé đi cấp cứu ngay lập tức để kiểm tra.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh sốt xuất huyết. Điều trị thường là giảm các triệu chứng của bệnh (giảm đau và hạ sốt).
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước và được theo dõi thường xuyên.
- Nên cho người bệnh nằm yên tĩnh trong một phòng.
- Uống ORS để bù điện giải.
- Uống Paracetamol nếu nhiệt độ ≥ 38.5 °C.
- Ăn những thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng.

Nếu có những dấu hiệu sau, bạn nên đi bệnh viện ngay:
- Chân tay lạnh.
- Mạch nhanh và yếu.
- Xuất huyết.
- Sốt cao kéo dài trên 7 ngày.
- Có dấu hiệu của sốc sốt xuất huyết.
Trên đây là những kiến thức hữu ích về bệnh sốt xuất huyết. Mặc dù được trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh sốt xuất huyết nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cần phải có biện pháp ngăn ngừa và tiêu diệt muỗi sốt xuất huyết để phòng ngừa bệnh.