Bộ não, cấu trúc và chức năng.
Nằm giữa bề mặt của não và hộp sọ là 3 lớp màng được gọi là màng não, các lớp màng này bao bọc toàn bộ não và tuỷ sống.
Nằm giữa các lớp đó là một khoảng trống được gọi là khoảng dưới nhện. Khoảng đưới nhện này bao gổm một khối chất lỏng được gọi là dịch não tuỷ (CSF)
Phân loại tế bào não.
Cũng như các tổ chức khác trong cơ thể, não được hình thành từ các tế bào.
Có khoảng 40 tỷ tế bào thần kinh được gọi là các noron trong bộ não. Mọi người khi sinh ra đều có số lượng noron tương đương nhau, không giống như các tế bào khác, tế bào thần kinh không thể tự thay thế lẫn nhau. Trên thực tế, khi chúng ta già đi thì số lượng tế bào thần kinh sẽ giảm đi.
Tế bào thần liên hệ với nhau và với các bộ phận khác của cơ thể bằng việc gửi thông tin thông qua một hệ thống đường truyền thần kinh hoặc mạng lưới.
Các tế bào thần kinh được giữ cố định và được trợ giúp bằng các tế bào thần kinh đệm. Có nhiều loại tế bào thần kinh đệm bao gồm các tế bào hình sao, các tế bào thần kinh đệm ít gai và các tế bào của lớp khoang não - tuỷ sống.
Cấu trúc và chức năng chính của não.
Các phần chính của não bao gồm:
- Não bộ (não trước) gắn với bán cầu não trái và phải
- Tiểu não (não sau)
- Cuống não.
Não trước:Đây là vùng rộng nhất của não và liên quan đến các chức năng thần kinh cấp cao như suy nghĩ và trí nhớ. Nó được hình thành bởi 2 nửa của bán cầu não. Bán cầu não phải điều khiển phần bên trái của cơ thể và bán cẩu não trái điều khiển phần bên phải của cơ thể. Mỗi bán cầu não được chia thành 4 phần thường được gọi là thuỳ bao gồm: thuỳ trán, thuỳ đỉnh, thuỳ thái dương, thuỳ chẩm. Mỗi thuỳ điều khiển các hoạt động các nhau.
Não sau:Đây là phần sau của não và có liên quan đến sự thăng bằng và phối hợp. Các hoạt động của nó là tự động từ trong tiềm thức mà không thuộc sự điều khiển của con người.
Cuống não:Cuống não chỉ đạo các chức năng thiết yếu cơ bản để duy trì sự sống bao gồm lưu thông máu, thở, tim đập kể cả chớp mắt và sự nuốt. Đây là phần cuối của não và kết nối các bán cầu não với tuỷ sống.
Nguyên nhân của u não ác tính.
Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân của u não nguyên phát, việc nghiên cứu vẫn tiếp tục được tiến hành. Khối u não, cũng giống các loại ung thư khác là không lây truyền cho người khác.
Nguyên nhân của khối u thứ phát luôn là ung thư nguyên phát tại một nơi nào đó trên cơ thể.
I. TRIỆU CHỨNG VÀ CHUẨN ĐOÁN:
Bác sỹ chuẩn đoán như thế nào?
Thông thường, nếu bạn có những triệu chứng phát triên chậm, bạn sẽ tới gặp bác sỹ để kiểm tra. Nếu khối u não đáng ngờ họ sẽ giới thiệu bạn tới các bác sỹ chuyên ngành, có thể là bác sỹ chuyên khoa thần kinh hoặc bác sỹ chuyên khoa ung thư (người chuyên trong việc điều trị ung thư)
Đôi khi người bị u não có thể có những cơn động kinh đột xuất và được đưa thẳng đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chuẩn đoán về khối u.
Tại bệnh viện các bác sỹ sẽ lấy chi tiết bệnh sử và hỏi bạn về những triệu chứng nếu có. Sau đó bạn sẽ được thăm khám tổng hợp có thể bao gồm nghe nhịp tim, xem vùng bụng để kiểm tra tình trạng sức khoẻ chung của bạn, và bạn sẽ được xét nghiệm chi tiết để kiểm tra hệ thống thần kinh.
Kiểm tra hệ thống thần kinh có thể bao gồm:
- Kiểm tra thần kinh với các số và câu hỏi đơn giản
- Kiểm tra mắt bằng kính soi đáy mắt (công cụ chiếu sáng ở đáy mắt). Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra đĩa thị giác của mắt bạn có bị sưng phồng hay không. Trường hợp đĩa thị giác sưng phồng lên gọi là phù gai thị và đó chính là dấu hiệu của áp lực trong hộp sọ. Tầm nhìn xung quanh của bạn cũng sẽ được kiểm tra.
- Kiểm tra thính giác.
- Kiểm tra cơ mặt: cười, nhăn mặt.
- Chuyển động của lưỡi, kiểm tra phản xạ nuốt của bạn.
- Kiểm tra sức mạnh của cánh tay và cẳng chân, phản xạ của đầu gối và các phản xạ khác. Bác sỹ sẽ kiểm tra cảm nhận của bạn khi bị kim châm vào da, cảm nhận về nóng và lạnh, khả năng nhận biết cảm giác, phân biệt các vật giống nhau như tiền…
- Kiểm tra sự thăng bằng và phối hợp của bạn (vi du, họ sẽ yêu cầu bạn đi vài bước hoặc thực hiện lại một số động tác).
Dấu hiệu và triệu chứng của u não là gì?
Những dấu hiệu thường gặp và triệu chứng.
Ở giai đoạn sớm, u não hầu hết thường dẫn tới đau đầu và cảm giác bị ốm (buồn nôn). Những triệu chứng xuất hiện thường do việc tăng áp lực tới vùng não do sự phát triển của khối u. Sự tăng áp lực gọi là tăng áp lực nội sọ (ICP).
Dĩ nhiên có rất nhiều lý do khác dẫn đến đau đầu và có cảm giác ốm, nhưng nếu bạn bị như thế vài tuần mà không có dấu hiệu tiến triển thì rất cần phải đến gặp bác sỹ.
Những cơn đau đầu dữ dội thường đến vào các buổi sáng và thường làm bạn thức giấc. Thông thường đau đầu kiểu này sẽ giảm hơn trong ngày. Tuy nhiên, nó có thể đau hơn khi bạn ho, hắt hơi, cúi xuống hoặc làm các công việc nặng khác. Tất cả những việc đó đều có xu hướng gây tăng áp lực lên não.
Nếu việc tăng áp lực khiến bạn bị ốm thì bạn sẽ bị nặng vào buổi sáng, giảm nhẹ đi trong ngày, đôi khi nó còn khiến bạn bị nấc.
Như đã mô tả ở trên, tăng áp lực trong hộp sọ cũng gây rối loạn tầm nhìn của bạn khiến bạn bị nhầm lẫn và ảnh hưởng đến khả năng thăng bằng.
Một dấu hiệu thường gặp khác của u não là chứng động kinh dẫn đến ngất, các cơn co thắt hoặc những thời điểm vô thức. Có những cơn đau có thể rất dữ dội nhưng không nhất thiết là do một khối u não. Tuy nhiên bạn rất cần phải đến phòng y tế để kiểm tra nguyên nhân chính xác và có biện pháp chữa trị phù hợp.
Những triệu chứng liên quan đến vị trí của khối u.
Một vài triệu chứng có thể được gây ra bởi khối u tại một số vùng cụ thể của não. Nhìn chung mỗi vùng của não điều khiển một số chức năng cụ thể, và khối u có thể làm cản trở hoạt động bình thường của não.
Một số những triệu chứng của u não được liệt kê dưới đây theo nhóm dưới các phần khác nhau của não. Nó chỉ mang tính chất định hướng, việc chuẩn đoán chính xác sẽ được thực hiện bởi các bác sỹ thông qua các cuộc xét nghiệm. Có một sơ đồ mô tả các chức năng khác nhau của mỗi vùng của não.
- U thù trán: Thay đổi về tính cách và trí tuệ. Đi không thẳng hàng hoặc suy nhược một bên người. Mất khứu giác, đôi khi khó phát âm.
- U thùy đỉnh: Khó khăn trong việc diễn đạt hoặc hiểu từ ngữ, có vấn đề trong đọc hoặc viết. Khó khăn trong việc thực hiện các di chuyển phối hợp. Liệt hoặc suy yếu nửa người.
- U thuỳ trẩm: Mất tầm nhìn một phía. Dấu hiệu này có thể không dễ nhận ra ngay và đôi khi được phát hiện trong quá trình làm các xét nghiệm về mắt.
- U thuỳ thái dương: Các cơn đau có thể dẫn tới những cảm giác kỳ lạ: Một cảm giác của sự sợ hãi hoặc sợ những thứ quen thuộc, mùi lạ hoặc tối sầm mặt mũi. Đôi khi khó phát âm.
- U tiểu não: Thiếu những sự phối hợp ảnh hưởng đến đi bộ và phát âm (chứng loạn cận ngôn), loạng choạng, mắt đảo không có chủ ý (chứng giật cầu mắt). Nôn và vướng cổ.
- U cuống não: Mất phương hướng và không kết hợp trong các bước đi. Mặt biến dạng, cười lệch một bên hoặc xệ mí mắt. Nhìn một thành hai, một số ít bị nôn hoặc đau đầu sau khi đi bộ, khó nói và nuốt. Những triệu chứng đó có thể xuất hiện dần dần.
Tất cả những triệu chứng trên có thể gây ra bởi các nguyên nhân khác mà không phải là u não. Nếu bạn thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào như đã mô tả cần khẩn trương đến gặp bác sỹ.
Thay đổi tính cách
Đôi khi u não có thể dẫn đến sự thay đổi trong tính cách và hành vi. Những triệu chứng của nó có thể xuất hiện khi khối u ở trong bán cầu não. Tình trạng này có thể khiến bệnh nhân và người nhà hết sức sợ hãi. Đôi khi cần nhờ đến sự trợ giúp các chuyên gia tâm lý để xác định mức độ và tìm ra phương pháp để chữa trị.
Các xét nghiệm chuyên sâu.
Tại bệnh viện bạn có thể sẽ phải làm một số các xét nghiệm sau đây. Bác sỹ của bạn sẽ chọn lựa các xét nghiệm phù hợp nhất đối với trường hợp cụ thể của bạn thông qua các triệu chứng.
Chụp cắt lớp não (Chụp CT não)
Phương pháp này sử dụng rất nhiều tia để tạo nên hình ảnh 3 chiều của phần bên trong đầu. Trong quá trình xét nghiệm bạn có thể sẽ được yêu cầu đặt đầu vào trong một máy scan đang mở. Việc scan thì không đau nhưng khá lâu (khoảng 10 đến 20 phút). Nó có thể sử dụng để xác định kích thước chính xác của khối u.
Hầu hết mọi người khi chụp CT sẽ phải tiêm một loại chất lỏng vào ven để tạo được hình ảnh rõ hơn của một vùng nhất định của não. Việc tiêm có thể khiến bạn cảm thấy nóng ran lên trong khoảng vài phút. Trước khi tiêm bạn cần phải nói cho bác sỹ hoặc người làm xét nghiệm biết nêu bạn hay bị dị ứng với hoá chất hoặc bị hen suyễn. Thông thường vẫn cần phải tiêm nhưng bạn sẽ phải sử dụng hợp chất Xteroi trước và trong ngày tiêm.
Bạn sẽ được trở về nhà ngay sau khi kết thúc việc chụp não.
Chụp não bằng cộng hưởng từ - MRI.
Việc xét nghiệm này khá giống với chụp CT nhưng nó dùng từ trường thay cho tia X-quang để tạo nên hình ảnh mặt cắt ngang của não. Trước khi tiến hành xét nghiệm, một số người sẽ được tiêm hoá liệu màu vào ven cánh tay để tạo sự sắc nét của ảnh. Trong quá trình chụp bạn sẽ phải nằm yên trên một chiếc giường bên trong một khoang dài khoảng 1 giờ. Cái này có vẻ bất tiện với những ai không thích những khoảng không gian hẹp, nếu thế sẽ tốt hơn nếu bạn đề cập vấn đề đó với người thực hiện chụp cho bạn. Quá trình chụp thì sẽ rất ồn nhưng bạn sẽ được đeo nút bịt lỗ tai hoặc tai nghe. Thông thường họ cũng sẽ cho một người nhà của bạn vào cùng để bạn an tâm hơn.
Khoang rỗng đó là một nam châm cực mạnh do đó trước khi bước vào phòng bạn cần phải bỏ tất cả các đồ dùng cá nhân bằng kim loại nếu không sẽ không thể thực hiện chụp MRI được vì lý do nhiễm từ.
(d) - Chụp MRI không đau nhưng mất khoảng 30 phút.
Chụp sọ
Rất hiếm trường hợp khối u não hiển thị trên hình chụp sọ. Xét nghiệm này đơn giản và không đau nhưng bạn sẽ phải nằm trên giường chụp trong phòng X-quang của bệnh viện và phải giữ yên đầu trong khoảng vài phút.
Chụp ổ bụng.
Xét nghiệm chụp ổ bụng thường được sử dụng để đảm bảo rằng phổi của bạn vẫn khoẻ và thăm khám khả năng về khối u nguyên phát.
Chụp positron cắt lớp (chụp PET)
Kiểu chụp này cung cấp hình ảnh động của não bằng việc tiêm đường gluco có gắn với một lượng nhỏ chất phóng xạ. Mũi tiêm sẽ được thực hiện ở ven phía sau của tay và lượng gluco này sẽ được đưa lên não. Khối u thường hấp thụ gluco và chất phóng xạ hiển thị trên hình chụp.
Bản chụp PET có thể cung cấp các thông tin liệu khối u có đang tiếp tục phát triển hay không, là u lành tính hay ác tính. Sau khi tiêm ven bạn sẽ được yêu cầu nằm yên trong một phòng tối và nhắm mắt. Sau đó bạn sẽ được đưa vào trong phòng chụp và sẽ được yêu cầu nằm trên một chiếc giường chụp với cái đai được thắt xung quanh người. Lượng thuốc phóng xạ bạn được tiêm vào người sẽ không nhiều hơn một tia xạ thông thường.
Động mạch não đồ.
Động mạch đồ hiển thị cấu trúc của mạch máu và có thể hiển thị vị trí của khối u bên trong não. Đó có thể là thông tin hữu ích cho trường hợp được lên kế hoạch phẫu thuật. Trước tiên một ống nhỏ (ống thông nước tiểu) được đưa vào trong động mạch (thường là vùng bẹn) trong tình trạng gây mê cục bộ hoặc tổng hợp. Khi ống thông nước tiểu đã được đặt vào đúng vị trí, dược phẩm mầu sẽ được đưa vào cùng với các tia xạ tới mạch máu não. Bạn có thể phải ở lại qua đêm ở bệnh viện để thực hiện động mạch đồ và thường bạn sẽ được tiêm thuốc ngủ hoặc thuốc gây mê để thực hiện xét nghiệm này.
Điện não đồ
Đây là phương pháp ghi lại những hoạt động của điện bên trong não. Trong quá trình xét nghiệm, dây điện sẽ được nối với một đĩa nhựa nhỏ gắn với đầu bạn khi đã bôi một dung dịch đặc biệt lên đầu. Các xung thần kinh ghi được sẽ được in ra giấy. Cuộc xét nghiệm này sẽ mất khoảng 1 giờ, hoàn toàn an toàn và không hề đau. Bạn không cần phải cắt tóc mà sau khi thực hiện xét nghiệm bạn có thể gội sạch dung dịch đã được bôi vào đầu.
II. CÁC LOẠI U NÃO
Loại u não thường sẽ được đặt tên sau khi xác định được loại tế nào não của khối u đó. Danh sách sau đây mô tả một cách tóm tắt về các loại chính của u não lành và ác tính. Các tên khác có thể được sử dụng sẽ được đưa vào trong ngoặc. Thông tin chi tiết hơn về các loại u não sẽ được trình bày chi tiết ở phần các loại u não.
Nếu bạn có thắc mắc nào về loại và vị trí khối u của bạn, các bác sỹ sẽ có thể cung cấp thông tin cho bạn.
U thần kinh đệm
Một vài khối u phát triển từ các tế bào bổ trợ của não được gọi là tế bào thuộc thần kinh đệm. Nó có thể được đặt tên sau khi xác định được loại tế bào cấu thành lên nó sau khi tìm ra được phần não chứa khối u (vd: U thần kinh đệm cuống phổi). Hơn một nửa của khối u não nguyên phát là u thần kinh đệm.
Giai đoạn của u thần kinh đệm.Giai đoạn là một từ chỉ sự xuất hiện của tế bào khối u dưới kính hiển vi. Các nhà nghiên cứu bệnh học sẽ kiểm tra các tế bào và xem chúng phân chia nhanh hay chậm và trông có gì khác thường hay không.
Giai đoạn này có thể phản ánh khả năng khối u có thể phát triển nhanh hay chậm. Có bốn giai đoạn. Khối u giai đoạn 1 ít là ác tính nhất và chỉ phát triển rất chậm, trong khi đó khối u giai đoạn 4 thường là ác tính và phát triển nhanh hơn. Đôi khi u thần kinh đệm giai đoạn 1 và 2 được gọi là u thần kinh đệm giai đoạn thấp và u thần kinh đệm giai đoạn 3 và 4 được gọi là u thần kinh đệm giai đoạn cao. Phương pháp điều trị của bạn sẽ phụ thuộc vào loại và giai đoạn của khối u của bạn.
Các loại u thần kinh đệm.
- U bào hình sao:Đây là loại phổ biến nhất của u thần kinh đệm và phát triển từ tế bào có hình dạng ngôi sao được gọi là tế bào hình sao. Giai đoạn 4 của ung thư tế bào thần kinh đệm (đôi khi được gọi là u nguyên bào đệm đa thức) và giai đoạn 3 của u thần kinh đệm (u bào hình sao thoái biến) là dạng u não phổ biến nhất được phát hiện ở người lớn.
- U thần kinh đệm ít nhánh:Những khối u này được hình thành từ các tế bào thần kinh đệm ít gai, nó sản xuất ra vỏ bọc béo của tế bào thần kinh gọi là vỏ myelin. Nó thường phát triển chậm hơn u bào hình sao.
- U thần kinh đệm hỗn hợp:U thần kinh đệm có thể được hình thành từ hỗn hợp các loại khác nhau của tế bào thần kinh đệm và dạng phổ biến nhất là oligo-astrocytomas
- U màng não thất:Một dạng ít gặp của u thần kinh đệm, u màng não thất phát triển từ tế bào lớp trong thành ống thần kinh phôi, nó phân chia não thất và trung tâm của ống tuỷ sống.
U nguyên bào tuỷ (hay PNET)
U nguyên bào tuỷ là một dạng u não ác tính thường gặp nhất ở trẻ em. Nó hình thành trong vùng tiểu não tại phía sau của não nhưng có thể phát triển lan sang các phần khác của não. U nguyên bào tuỷ ít xuất hiện ở người lớn.
U bạch huyết hệ thống thần kinh trung ương (CNS)
Khối u bạch huyết là một khối u ác tính của hệ thống mạch bạch huyết, đó là một phần của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Một số ít trường hợp, những khối u đó chỉ có thể tác động lên não và được gọi là u bạch huyết hệ thống thần kinh trung ương nguyên phát.
Các khối u khu vực tuyến tùng
Tuyến tùng nằm ở dưới khu vực liên kết 2 bán cầu não. Khối u thuộc phần này của não là đặc biệt hiếm. Nó có thể được hình thành từ nhiều loại tế bào khác nhau. Loại khối u phổ biến nhất là germinomas, các loại khác bao gồm u quái, pineocytomas and pineoblastomas.
U màng não
U màng não phát sinh từ các màng não, lớp bao bọc của não. Nó có thể xuất hiện ở phần lớn của não hoặc tuỷ sống và thường là phát triển rất chậm. Hầu hết các u màng não là lành tính và không lan ra từ vị trí ban đầu. Rất ít u màng não ác tính.
U dây thần kinh thính giác (u xơ thần kinh)
U dây thần kinh thính giác là dạng u lành phát triển từ dây thần kinh thính giác nơi điều khiển việc nghe. Dây thần kinh này được bao bọc bằng tế bào schwann nơi khối u được hình thành và đó là lý do người ta gọi nó là u xơ thần kinh. U dây thần kinh thính giác thường được phát hiện ở người lớn và phổ biến hơn ở những người mắc bệnh di truyển u xơ thần kinh loại 2.
U nguyên bào mạch máu
Đây là loại hiếm gặp của khối u phát triển từ tế bào mạch máu. U nguyên bào mạch máu thường là lành tính và phát triển chậm. Phải mất nhiều năm thì những triệu chứng của nó mới xuất hiện.
Khối u tuyến yên
Chức năng của tuyến yên là sản sinh ra các hoóc môn để kiểm soát và điều chỉnh các tuyến sản xuất hoóc môn khác của cơ thể. U tuyến yên là lành tính, các triệu chứng của nó thường xuất hiện dưới dạng rối loạn tầm nhìn hoặc bất thường về lượng hoóc môn.
Khối u gai cột sống.
U gai cột sống thường gây ra những triệu chứng tạo áp lực lên các dây thần kinh thuộc cột sống. Những triệu chứng đó có thể bao gồm tê liệt, chứng đau nhói dây thần kinh, suy yếu cẳng chân, cánh tay và đau vùng lưng, cổ và vùng xung quanh. Đôi khi một khối u ở vùng thấp của cột sống có thể dẫn đến mất khả năng điều khiển của bàng quang và ruột.
U não thứ phát.
Một số loại u não nguyên phát có thể phát triển vào trong não, những khối u đó được coi là u não thứ phát hoặc di căn.
Sinh thiết
Sinh thiết là việc lấy một phần nhỏ của khối u (mẫu) để xác định chính xác khối u đó thuộc loại nào. Bằng việc kiểm tra mẫu dưới kính hiển vi bác sỹ chuyên ngành sẽ kết luận về sự ảnh hưởng của căn bệnh đến các mô của cơ thể và có thể xác định được loại của các tế bào đó.
Tuy nhiên thực hiện sinh thiết nghĩa là bạn sẽ phải ở lại vài ngày trong bệnh viện vì nó thường liên quan đến việc gây mê tổng hợp. Một phương pháp chụp não bằng CT, MRI được thực hiện để tìm ra vị trí của khối u gần nhất trong phạm vi tính bằng mili-mét. Trong quá trình phẫu thuật người ta sẽ tạo ra một lỗ nhỏ trên đầu bạn, một cái kim vô trùng sẽ được đưa vào qua lỗ đó để lấy ra một phần nhỏ của khối u. Mẫu đó sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm và các chuyên gia sẽ tiến hành xét nghiệm trên mẫu đó.
III. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ NÃO
Phẫu trị, xạ trị và hoá trị có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp để điều trị u não. Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào khối u đó là u não nguyên phát hay thứ phát.
Các bác sỹ của bạn sẽ lập kế hoạch điều trị cho bạn trên cơ sở xem xét rất nhiều yếu tố bao gồm khối u nói riêng và tình trạng sức khỏe chung của bạn. Các chuyên gia như chuyên gia giải phẫu thần kinh, chuyên gia thần kinh học, chuyên gia xạ trị và chuyên gia về ung thư có thể liên quan đến việc điều trị cho bạn trong các giai đoạn khác nhau.
Các bác sỹ sẽ thảo luận về phương pháp điều trị cho bạn, bạn có thể thấy những bệnh nhân khác trong bệnh viện được áp dụng phương pháp điều trị khác, điều đó có thể xảy ra vì khối u của họ thuộc loại khác và nằm ở vị trí khác trên não. Nếu bạn có băn khoăn gì về phương pháp điều trị của mình, đừng ngại, hãy nói với các bác sỹ và y tá, họ sẽ giải thích cho bạn.
Một số người có thể muốn được tham khảo thêm các chuyên gia để giúp họ quyết định về phương pháp điều trị. Hầu hết các bác sỹ sẽ sẵn sàng giới thiệu họ tới các chuyên gia khác để được tham vấn nếu bạn cảm thấy nó thực sự hữu ích. Việc tham vấn có thể dẫn đến sự chậm trễ để tiến hành điều trị, do đó bản thân bạn, các bác sỹ cần phải quyết định việc đó sẽ thật sự mang lại những thông tin cần thiết hay không.
Khối u nguyên phát.
Với hầu hết những khối u nguyên phát phẫu thuật thường là phương pháp chữa trị đầu tiên, nếu khối u có thể được loại bỏ mà không gây ảnh hưởng xấu đến các mô xung quanh não. Tuy nhiên, một số khối u có thể không được phẫu thuật ngay hoặc hoàn toàn. Một số loại u thần kinh đệm giai đoạn thấp, có thể sẽ được kiểm soát cẩn thận nếu nó gây ảnh hưởng gì và các loại khối u khác có thể sử dụng phương pháp xạ trị. Một số ít khối u ở não như u tuyến bạch huyết không sử dụng phẫu thuật mà chỉ dùng phương pháp xạ trị và hoá trị.
Phẫu thuật có thể được thực hiện từ việc kiểm tra sinh thiết để phân loại khối u cho ca mổ chuyên sâu để loại bỏ hoàn toàn khối u.
Nếu khối u chưa hoàn toàn được loại bỏ hoặc có khả năng tế bào ung thư có thể còn ẩn dấu, ca phẫu thuật tiếp theo hoặc xạ trị sẽ được áp dụng sau phẫu thuật.
Khi không thể áp dụng phẫu thuật hoặc không cần thiết, xạ trị có hoặc không có kết hợp hoá trị sẽ được sử dụng như phương pháp điều trị chủ yếu.
Khối u thứ phát.
Việc điều trị u não thứ phát phụ thuộc vào loại của ung thư não nguyên phát mà nó được phát triển thành, kích thước và vị trí của khối ung thư thứ phát trong não và liệu nó có phải được hình thành từ khối u thứ phát của một bộ phận nào khác trong cơ thể hay không.
Thông thường, nếu chỉ có một hoặc 2 vùng rất nhỏ của khối ung thư thứ phát trong não, nó có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật hoặc bằng hình thức xạ trị cục bộ gọi là phẫu xạ trị (Radiosurgery). Xạ trị đôi khi được áp dụng sau phẫu thuật.
Phổ biến hơn, xạ trị (thường là toàn bộ đầu) thường được áp dụng để làm teo hoặc kiểm soát khối u não thứ phát. Đôi khi phẫu xạ trị hoặc xạ trị lập thể có thể được sử dụng.
Hoá trị hoặc phương pháp điều trị bằng hoóc môn cũng có thể rất hữu ích, tuỳ thuộc vào loại của khối ung thư nguyên phát đã được hình thành nên. Với khối u não thứ phát mục tiểu điều trị là cải thiện những triệu chứng và kéo dài thời gian sống khoẻ cho người bệnh.
Phương pháp điều trị kiểm soát triệu chứng
Đối với cả khối u nguyên phát và thứ phát, việc điều trị riêng biệt cho những triệu chứng như thuốc chống co giật để ngăn ngừa các cơn động kinh và Xteroi để giảm xưng và viêm xung quanh khối u có thể rất cần thiết.
IV. THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ NÃO
Ngay sau khi kết thúc việc điều trị bác sỹ của bạn sẽ thảo luận với bạn về phương pháp tốt nhất để chăm sóc cho bạn. Một số người sẽ được tiến hành kiểm tra tổng thể và chụp não. Một số khác chỉ thỉnh thoảng đến bệnh viện để kiểm tra. Nếu bạn có bất cứ vấn đề gì hoặc nhận thấy những triệu chứng mới hãy liên hệ với các bác sỹ ngay lập tức.
Tái phát
Tham gia vào quá trình theo dõi lâm sàng thông thường đó là một khoảng thời gian căng thẳng vì bạn rất lo lắng rằng liệu mọi việc có tiến triển bình thường hay không. Một số trường hợp khối u não có thể tái phát lại tại chính vị trí ban đầu. Nếu điều đó xảy ra các bác sỹ sẽ giải thích về phạm vi tái phát và nên điều trị như thế nào. Nó khác với khối u thứ phát tại nơi mà khối ung thư phát triển từ một bộ phận khác của cơ thể. Chúng tôi sẽ có những thông tin chi tiết hơn trong mục U NÃO THỨ PHÁT.
Phục hồi và những người có thể trợ giúp
Cần bao nhiêu thời gian để có thể phục hồi từ những ảnh hưởng của u não cùng với việc điều trị sẽ tuỳ thuộc vào mỗi người. Một số người phục hồi tốt nhưng đôi khi vẫn trở nên chán nản bằng những biểu hiện không tích cực. Sự phục hồi của bạn sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm loại khối u, vùng não bị ảnh hưởng, và phương pháp điều trị bạn được sử dụng. Quá trình phục hồi thông thường là từng phần chứ không hoàn toàn ngay một lúc và bác sỹ của bạn và các chuyên gia điều trị là những người có thể đánh giá chính xác nhất về sự phục hồi của bạn.
Việc lên kế hoạch xuất viện là vô cùng thiết yếu. Điều này cần thảo luận với các y tá chính liên quan đến việc chăm sóc cho bạn. Bác sỹ đa khoa của bạn sẽ có trách nhiệm về sự chăm sóc bạn tại nhà và cho y kiến về việc bạn xuất viện và sẽ cập nhật về phương pháp điều trị bạn đã tiến hành.
Bạn có thể làm gì?
Rất nhiều người cảm thấy vô vọng khi họ được thông báo mình mắc bệnh ung thư. Họ nghĩ rằng sẽ không thể làm gì được nữa kể cả bản thân họ cũng như các bác sỹ và các bệnh viện. Điều đó không đúng. Có rất nhiều điều bạn và gia đình bạn có thể làm khi đó.
Hiểu về căn bệnh của mình
Nếu bạn và gia đinh hiểu về căn bệnh và phương pháp chữa trị, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc đối phó với các tình huống xảy ra. Bằng cách này ít nhất bạn sẽ có ý niệm về việc bạn sẽ đối mặt với những điều gì.
Những thông tin hữu ích phải được lấy ở nguồn thông tin tin cậy để tránh dẫn đến những lo lắng không cần thiết. Thông tin y tế cá nhân cẩn phải tham khảo từ các bác sỹ tư của bạn vị họ nắm rõ về tình trạng và bệnh sử của bạn. Như đã đề cập ở trên, sẽ rất hữu ích nếu bạn ghi lại các câu hỏi trước khi đến gặp bác sỹ hoặc đi cùng với người thân hoặc bạn bè, họ sẽ giúp bạn nhớ những điều cần hỏi cũng như câu trả lời của bác sỹ mà bạn có thể quên.
Thực tiễn và những nhiệm vụ xác thực
Tại thời điểm bạn nghĩ mình không thể làm được mọi việc như trước nữa, cứ cho là như vậy. Nhưng bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu bạn tự đặt ra cho mình những mục tiêu đơn giản và dần dần xây dựng lòng tự tin. Lúc đó hãy tiến hành mọi việc chậm thôi và làm từng bước một.
Rât nhiều người nói về việc “chiến đấu” với bệnh tật của họ. Điều này có thể giúp ích được cho một số người và bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường hợp của mình. Một cách đơn giản để thực hiện đó là lập một kế hoạch ăn uống điều độ và đúng mức, tinh thần khoẻ mạnh. Một cách khác là tập các bài tập thư giãn mà bạn có thể thực hiện ở nhà qua băng hình.
Một số người với kinh nghiệm về ung thư đã khiến họ có thể sử dụng thời gian và sức lực hợp lý hơn trước khi họ mang bệnh. Sẽ rất hữu ích nếu bạn thực hiện việc tập thể dục một cách thường xuyên. Loại bài tập và cường độ như thế nào phụ thuộc vào khả năng của bạn và bạn phải cảm thấy thực sự thoải mái với việc đó. Hãy tự đặt cho mình những mục tiêu và thực hiện nó dần từng bước.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy việc ăn kiêng và tập thể dục không thuyết phục, khi đó bạn cũng không bắt buộc phải làm những việc đó mà hãy làm những gì phù hợp với bạn. Một số người có thể mong muốn được giữ nhịp sống bình thường như trước kia và một số người khác có thể tổ chức những kỳ nghỉ để được dùng thời gian vào thực hiện những sở thích của mình.
Lái xe
Do điều kiện sức khoẻ hiện tại với những tác động của ung thư não, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe của bạn. Có một số những tiêu chí để quyết định một người có đủ khả năng lái xe hay không và bác sỹ của bạn sẽ cho bạn những lời khuyên về việc đó. Nhìn chung, những người đã được chuẩn đoán là u não hoặc mổ não cần phải liên hệ với các trung tâm cấp giấy phép lái xe để họ có thể kiểm tra và quyết định thời điểm bạn có thể lái xe bình thường trở lại.