rước khi trở thành bệnh ung thư, tuyến tiền liệt không để dấu hiệu hay hiện tượng gì để nhận biết. Do đó, nguyên nhân của bệnh này cũng chưa được nhận biết cho đến khi bệnh lan rộng ra toàn bộ tuyến tiền liệt.
Tuyến tiền liệt là tuyến trong nam giới tạo ra chất lỏng hình thành một phần của tinh dịch. Tuyến này có kích cỡ khoảng 2 x 2 cm và nằm ở vùng khung chậu. Tuyến tiền liệt sử dụng một hóc môn nam giới được gọi là testosterone để hoạt động bình thường.
Nên ngay khi có những triệu chứng và dấu hiệu sau, ngay lập tức tìm cách điều trị.
I. NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN:
1. Nam giới sau 50 tuổi rất dễ bị ung thư tuyến tiền liệt
2. Chủng tộc, điều mà không bao giờ có câu trả lời vì sao những đàn ông Châu Phi, Châu Mỹ có tỉ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và chết vì bệnh ung thư này cao.
3. Lịch sử gia đình: khi bất kỳ ai có người thân mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, thì những người nam còn lại trong gia đình có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.
4. Chế độ ăn uống: ăn quá nhiều chất béo động vật thì có nguy cơ mắc bệnh cao.
5. Những người trải qua phẫu thuật cắt ống dẫn tinh rất dễ mắc ung thư
6. Testosterone: kích thích tố sinh dục nam cao quá mức tự nhiên sẽ kích thích sự phát triển của tuyến ung thư.
II. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN:
1. Đau nhức vô cớ vùng xương chậu gây khó khăn cho việc đi lại.
2. Lúc bắt đầu, tiểu khó hoặc tiểu són
3. Cảm thấy buốt trong lúc đi tiểu
4. Dòng nước tiểu yếu ớt, đứt quãng
5. Cảm thấy bọng đái căng ứ sau khi vừa tiểu xong
6. Thức dậy thường xuyên trong đêm để đi tiểu
7. Có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch
8. Đau đớn khi xuất tinh hoặc không thể xuất tinh
9. Đau đớn hoặc cứng đơ vùng dưới thắt lưng, hông và đùi dưới
10. Sụt cân mà nguyên nhân không phải vì thay đổi chế độ ăn uống
11. Nhức xương dai dẳng đặc biệt phần hông và lưng
III. CHUẨN ĐOÁN BỆNH UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN:
Chụp phim và chẩn đoán
1. DRE: Digital rectal exam: Kiểm tra trực tràng: chụp phim để phát hiện ung thư tuyến trực tràng và tuyến tiền liệt. Bác sĩ sẽ mang găng tay trơn, luồn đầu ngón tay vào trong trực tràng để kiểm tra tuyến tiền liệt có chỗ nào bị cứng hoặc có khối u hay không.
2. PSA: Prostate-specific antigen: Thử kháng nguyên tuyến tiền liệt: Hàm lượng PSA trong máu cao thì có khả năng mắc bệnh
3. TRUS: Transrectal Ultrasound scan: siêu âm qua ngã trực tràng (hậu môn): dùng que thử luồn vào trong trực tràng, rồi dùng sóng âm để chụp ảnh tuyến tụy.
4. Có thể cần làm thêm những thử nghiệm khác nếu kiểm tra cho thấy nam giới có thể bị ung thư tuyến tiền liệt. Một số lượng mô tuyến tiện liệt có thể được cắt ra để kiểm tra tế bào ung thư. Thể thức này được gọi là làm sinh thiết.
IV. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN:
Tỉ lệ điều trị khỏi bệnh của ung thư TTL phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn phát hiện bệnh. Với những trường hợp ung thư còn ở giai đoạn khu trú, khoảng 70-85% bệnh nhân sống đến 10 năm sau khi khi được điều trị triệt để.
Các trường hợp ung thư xâm lấn ngoài vỏ bao vi thể, tỷ lệ sống sau 5 năm là 85%, sau 10 năm là 75%. Trong khi đó, với những trường hợp ung thư xâm lấn bao tuyến lan rộng, tỷ lệ sống sau 5 năm là 70%, sau 10 năm là 40%. Do đó, chẩn đoán bệnh sớm sẽ cải thiện tiên lượng sống của bệnh nhân.
Tùy theo trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng một trong các phương pháp điều trị sau : phẫu thuật, điều trị nội tiết hoặc xạ trị.
Phẫu thuật:phẫu thuật cắt bỏ tất cả toàn bộ TLT tận gốc và nạo hạch chậu để lấy bướu khỏi cơ thể, áp dụng trong những trường hợp bệnh nhân đến sớm và bệnh nhân còn đủ sức chịu đựng cuộc mổ. Hiện nay, ở TP.HCM bệnh nhân có thể lựa chọn một trong hai phương pháp mổ: mổ hở ( tức là cắt bỏ bướu thông qua một đường rạch da trên bụng) hoặc là mổ qua nội soi ổ bụng. Phương pháp mổ qua nội soi ổ bụng hiện đại hơn, bệnh nhân không phải bị rạch da, không có vết mổ dài, ít biến chứng hơn nhưng tốn kém hơn vì phải thực hiện ở các trung tâm y tế lớn và do các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm thực hiện.
Phương pháp cắt bỏ TLT tận gốc có thể gây ra một số biến chứng như rối loạn cương (liệt dương), tiểu không kiểm soát, hẹp cổ bàng quang và rò nước tiểu. Phẫu thuật nạo hạch chậu thì có thể để lại những biến chứng như tụ dịch bạch huyết, thuyên tắc tĩnh mạch sâu hay thuyên tắc phổi.
Xạ trị:phương pháp này được dùng để điều trị ung thư TLT khi bướu còn tại chỗ, chưa di căn hạch hoặc chưa di căn xa. Có thể dùng xạ trị cho bệnh nhân ở mọi độ tuổi, cho những trường hợp có chống chỉ định phẫu thuật vì lý do bệnh lý hoặc cho những bệnh nhân không muốn phẫu thuật. Tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị các dạng điều trị xạ trị khác nhau. Ngoài ra, xạ trị cũng có thể dung để hỗ trợ sau phẫu thuật.
Điều trị nội tiết: Là phương pháp dùng thuốc chống lại sự hoạt động của chất Androgen(nội tiết tố nam) và sự tăng sinh của TLT, bao gồm nội tiết tố và những chất không phải nội tiết tố. Các dạng điều trị nội tiết tố bao gồm :Cắt tinh hoàn, dùng chất kháng nội tiết tố nam, chất ức chế tổng hợp nội tiết nam. Phương pháp điều trị nội tiết được xem là tiêu chuẩn vàng cho ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển. Khi điều trị nội tiết liên tục, các tác dụng phụ của liệu pháp sẽ cùng tăng theo nếu kéo dài thời gian điều trị.
Điều trị hóa chất: Điều trị hóa chất trong ung thư TLT không phải là biện pháp bước đầu được các bác sĩ chuyên khoa lựa chọn vì loại ung thư này thường rất nhạy với nội tiết tố. Tuy nhiên vì tính chất không đồng nhất trong khối u nên độ nhạy của ung thư ở từng cá thể là rất khác nhau và luôn dẫn đến tình trạng kháng nội tiết nhưng đều có thể xử trí chung là phải tiếp tục điều trị với hóa chất. Mục đích của điều trị hóa chất trong ung thư TLT kháng nội tiết là kéo dài thời gian sống của bệnh nhân, trì hoãn diễn tiến bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống (làm giảm đau nhức do ung thư di căn gây ra) .
Các phương pháp điều trị khác: Gần đây, người ta cũng có đề xuất một số phương pháp khác như đông băng (cryosurgery), đốt cao tần (HIFU), nhưng tất cả đều đang ở trong giai đoạn thí nghiệm, chưa có bằng chứng khoa học chính xác. Hiệu quả của các phương pháp này chỉ là giảm kích thước khối u một cách tạm bợ chứ không điều trị ngay vào tính chất ung thư cua bướu. Các phương pháp này hiện đang chờ đợi kết luận chính xác từ các nước phát triển trên những bệnh nhân tình nguyện.
Biện pháp phòng ngừa:
- Test phát hiện sớm + SA định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
- Tránh ăn mỡ động vật mà thay bằng dầu ăn thực vật.
- Tránh tiếp xúc với các chất hóa học.
- Không dùng các thuốc hoocmon bừa bãi.
- Đậu nành và trà giúp bảo vệ tuyến tiền liệt.
Hai thực phẩm này có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển ung thư vú ở phụ nữ và KTLT ở nam giới. Hiệu quả sẽ tăng hơn nếu dùng phối hợp cả trà và đậu nành.
Trên thực tế người Trung Quốc do có thói quen dùng trà và đậu nành, tỷ lệ người mắc bệnh KTLT ở Trung Quốc rất thấp.