Bạn thấy móng tay có dấu hiệu dưới đây thì cần đi khám sức khỏe gấp.
Móng tay nhợt nhạt
Móng tay bạn đang có màu hồng bỗng dưng trắng nhợt, bạn có thể bị thiếu máu, đây là một rối loạn máu do lượng hồng cấu thấp. “Thiếu máu dẫn đến thiếu sắt và thiếu sắt có thể khiến không đủ lượng oxy lưu thông đầy đủ trong máu và gây ra các vấn đề như móng tay nhợt nhạt. Hãy tăng cường tiêu thụ các nguồn thực phẩm nhiều chất sắt, bao gồm các loại rau lá xanh, các loại đậu và thịt đỏ.
Móng tay nhợt nhạt cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường sớm hoặc bệnh gan, nguyên nhân dẫn đến lưu lượng máu bị suy giảm. Bạn nên tránh các loại thực phẩm chế biến với các loại đường và carbs tinh chế, và ăn nhiều chất xơ, rau và ngũ cốc. “Những điều này sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu và hạn chế tổn thương tuần hoàn gây ra bởi lượng đường không kiểm soát được,” cô nói. Đối với bệnh gan, bạn nên đến gặp bác sỹ để được chẩn đoán chính xác.
Móng tay giòn, dễ gãy
Dấu hiệu này ở móng tay báo hiệu sự lão hóa đang diễn ra trong cơ thể, hay là hậu quả của việc tiếp xúc quá nhiều với các chất tẩy rửa hoặc sơn móng tay, đặc biệt ở phụ nữ.
Đôi khi, đây là biểu hiện của bệnh nấm móng, địa y Planus (một loại nhiễm nấm dẫn đến phát ban ngứa trên da hoặc trong miệng), bệnh vảy nến hay vấn đề về tuyến giáp.
Trong ít trường hợp tương đối nghiêm trọng, móng tay giòn gãy là dấu hiệu của bệnh viêm khớp phản ứng,là một dạng đau đớn của viêm khớp.
Gợn theo chiều của móng tay
Móng tay xuất hiện các vết gợn theo chiều của móng và xuất hiện càng ngày càng nhiều theo thời gian, nhất là khi bạn đã có tuổi. Đây chính là phần gốc móng tay, nằm bên dưới lớp biểu bì đã khô. Do đó, bạn nên thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm, chăm sóc da, nhất là phần móng tay.
Gợn chiều ngang của móng tay
Khi móng tay xuất hiện các vết gợn theo chiều ngang thì có thể bạn đang trong giai đoạn điều trị chấn thương hoặc vì quá stress. Do bệnh và stress làm ảnh hưởng lên sự trao đổi chất, khiến sự trao đổi chất bị gián đoạn trong một thời gian.
Theo Vân Anh/Phunutoday.vn