Hiện nay, do một số vấn đề về thẩm mỹ và tránh những đau đớn phải trải qua trong quá trình sinh đẻ mà rất nhiều phụ nữ chọn phương pháp đẻ mổ. Nhưng hầu hết các bác sỹ khoa sản đều khuyên bạn rằng "cách tốt nhất cho mẹ và bé là bạn nên sinh thường", bạn chỉ nên sinh mổ khi có một số chỉ định cần thiết của bác sỹ sản khoa. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể về vấn đề này.
Đẻ thường có lợi nhiều hơn cho mẹ và thai nhi
Trẻ sinh bằng con đường mổ đẻ dễ bị phát sinh hội chứng ngạt thở hơn so với trẻ đẻ thường. Nguyên nhân là do việc đẻ thường sẽ thúc đẩy nang phổi mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp tự động của thai nhi sau khi sinh ra.
Khi đẻ thường tử cung co vào có quy luật và mở ra khi sắp đẻ làm tăng tính đàn hồi của phôi thai, giúp phổi của thai nhi được tập luyện, sự co giãn của tử cung sẽ cung cấp khá nhiều ôxy và các kích tố cho trung ương hô hấp của phần não.
Khi đẻ thường, do tác dụng của áp lực khi sinh, có thể khiến nước ối và chất nhầy trong phổi, khoang mũi và khoang miệng của thai nhi tiết ra, giảm thiểu phát sinh bệnh của thai nhi. Trong khi đó, mổ đẻ không có tác dụng này.
Đẻ thường có thể khiến cửa âm đạo mở rộng, có lợi cho bài tiết sản dịch và cũng có lợi cho việc hồi phục tử cung sau khi đẻ.
Khi nào nên chọn phương pháp đẻ mổ?
Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, mổ đẻ chỉ nên tiến hành trong những trường hợp bắt buộc do không thể đẻ thường.
Các thai phụ nên mổ đẻ khi có các triệu chứng sau đây:
- Xương chậu hẹp, dị hình hoặc thai nhi quá lớn(trên 4.000 gr), trong khi xương chậu quá nhỏ.
- Tử cung có dấu hiệu vỡ, cơn co thắt tử cung yếu, khiến quá trình sinh sản kéo dài, mặc dù dùng nhiều biện pháp xử lí vẫn không có hiệu quả.
- Xuất huyết nhiều trước khi sinh.
- Thai phụ trên 35 tuổi.
- Thai phụ mắc hội chứng cao huyết áp nặng và vừa, từng chữa trị mà không có khỏi.
- Thai phụ bị bệnh tim khi mang thai.
- Có tiền sử khó đẻ.
- Có tiền lệ về phẫu thuật: từng mổ tử cung, các vết khâu mổ phẫu thuật không tốt, sau khi mổ bị viêm nhiễm…
Về phía thai nhi:
- Thai nhi bị ngạt trong tử cung, trụy thai, qua chữa trị mà vẫn vô hiệu.
- Thai nhi trong bụng mẹ thiếu oxy.
- Dây rốn bị đứt sớm.
- Tim thai không tốt.
- Chức năng của nhau thai giảm khiến thai nhi phát triển chậm trong tử cung, mang thai quá lâu mà chưa có dấu hiệu đau đẻ.
- Vị trí của thai nhi không đúng, ngôi thai bất thường như ngôi ngang, ngôi ngược…
- Ngôi thai khác thường như nằm ngang, thế cằm sau ngôi đầu, không thể sinh ra thông qua âm đạo, ngôi mông lần sinh đầu…
Một vài lưu ý cho các mẹ
Khi thai nhi bước sang tuần thứ 35 trở đi bạn nên đi khám để được bác sỹ theo dõi và chỉ định cho trường hợp của bạn cần sinh mổ hay sinh thường để bạn có sự chuẩn bị chu đáo cho quá trình sinh đẻ của mình. Nhìn chung dù là trường hợp thai của bạn là sinh mổ hay sinh thường thì bạn cũng không nên quá lo lắng vì sinh đẻ là một hiện tượng rất tự nhiên mà rất nhiều phụ nữ đã làm được, chuẩn bị thật tốt tâm lý cho quá trình sinh đẻ của mình.