Đối với trẻ em, vào mùa hè nóng bức thì bị rôm sảy gần như là chuyện không thể tránh khỏi. nhất là đối với trả sơ sinh hoặc được vài tháng tuổi. Các loại lá, quả dân gian có tính mát được coi là lựa chọn lý tưởng cho các con khi tắm. Trong bài viết sau đây các mẹ hãy cùng tìm hiểu xem vào mùa hè nên cho con tắm gì để đỡ rôm sảy:
1. Mướp đắng
Mướp đắng có tính hàn, công dụng giải nhiệt rất tốt, thường được các mẹ chế biến thành những món ăn mát, bổ. Tuy nhiên, nếu bé bị rôm sảy, mẹ cũng có thể dùng mướp đắng để tắm cho bé rất hiệu quả đấy.

Chỉ cần lấy chừng 1 - 2 quả mướp đắng tươi, đem giã nát rồi lọc lấy nước pha vào chậu tắm cho bé, sau đó cho bé tắm lại với nước sạch. Mỗi ngày tắm như vậy sẽ thấy hiệu quả giảm rôm sảy rõ rệt.
2. Lá kinh giới
Thông thường, mẹ chỉ cần dùng một nắm lá tươi, rửa thật sạch rồi vò nát để pha nước tắm cho bé. Nếu là lá khô thì đem nấu sôi chừng 10 phút rồi làm tương tự như vậy.
Mẹ cũng có thể kết hợp lá kinh giới với mướp đắng (khổ qua) để tăng hiệu quả bằng cách: rửa sạch tất cả rồi đem cắt nhỏ, xay hoặc giã nhuyễn sau đó lọc lấy nước và pha vào nước tắm cho con.
3. Lá khế
Mẹ lấy một nắm lá khế, rửa sạch với nước muối loãng rồi cho vào nồi đun sôi để tắm cho con chừng 3 lần một tuần. Lá khế không chỉ làm bay rôm sảy mà còn khiến bé đỡ ngứa ngáy, khó chịu.

Mẹ cũng có thể vò trực tiếp lá tươi rồi lọc lấy nước để pha vào chậu tắm cùng 1 chút muối, nhưng lá khế vốn có nhiều sâu gây ngứa nên mẹ phải đảm bảo là rửa thật sạch nhé! Cũng không nên tắm quá thường xuyên vì lá khế có nhựa sẽ làm da bé xỉn màu.
4. Lá chè xanh
Có tác dụng trị rôm sảy rất tốt, tuy nhiên khi tắm bằng lá này, các mẹ nên lưu ý: chè xanh dùng để tắm cho bé phải thật sạch, an toàn.
Nên đun sôi một lúc để lá chè ngấm và pha đặc một chút (nước có màu nâu vàng), bởi nếu nước nhạt quá sẽ không có tác dụng. Mẹ cũng không cần tắm chè xanh hàng ngày cho con, vì sẽ rất mất thời gian và làm vàng khăn, vàng áo bé.
Lưu ý:
- Các mẹ muốn tắm lá cho bé thì phải rửa sạch kỹ các loại lá, ngâm nước muối loãng trước khi tắm.
- Khi trẻ bị trầy sát, da sừng mủ thì không nên tắm lá vì có nguy cơ trẻ sẽ bị nhiểm khuẩn.
- Trước khi tắm lá, nên tắm sạch trước cho bé bằng sữa tắm để làm sạch bã nhờn, vi khuẩn,...
- Nếu thấy các dấu hiệu kích ứng trên da bé sau khi tắm, nên dừng việc tắm lá ngay, nếu ở tình trạng nghiêm trọng hơn, các mẹ nên cho con đi khám bác sĩ.