Bà bầu nằm nghỉ bao nhiêu thời gian là tốt? Tư thế nằm để thoái mái và có lợi nhất cho thai kỳ? Có lẽ là điều mà nhiều mẹ bầu quan tâm nhất.
Bởi "vượt cạn" là công việc khó khăn và gây đau đớn. Cho nên, mẹ bầu muốn chuẩn bị vận động một cách khoa học nhất để kiểm soát được cơn đau khi sinh nở.
Thai phụ nằm nghỉ nhiều thì "vượt cạn" sẽ lâu hơn
Mẹ bầu nằm nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe cũng như tâm lý. Khi không vận động các khớp xương, tim mạch và phổi một cách bình thường, trạng thái cơ thể của mẹ bầu thêm mệt mỏi. Khi nằm quá nhiều, giấc ngủ của bà bầu cũng khó đến hơn, họ cảm thấy khó chịu và rất nhàm chán.
Bên cạnh đó, nằm nhiều sẽ tạo nên tâm lý mẹ bầu muốn phụ thuộc vào người khác, và cũng không muốn phục vụ các nhu cầu cần thiết cho bản thân.
Có nhiều bà bầu trong giai đoạn đầu bị động thai, sẽ được bác sỹ yêu cầu nằm bất động trên giường để đảm bảo an toàn cao nhất cho thai nhi. Vị trí nằm không thay đổi sẽ đặt áp lực của tử cung lên các tĩnh mạch, đẩy lượng máu ở phần dưới cơ thể chảy ngược về tim. Thế nhưng, bạn cũng có thể đi lại nhẹ nhàng, có thể làm một số việc miễn sao không quá nặng. Và bên cạnh những ý kiến của bác sĩ, mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ xem có thể thực hiện được các hoạt động cụ thể nào trong nhà nữa hay không?
Mẹ bầu nằm nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe cũng như tâm lý. (ảnh minh hoạ)
Ba tháng đầu
Bào thai còn nhỏ và lực tác động lên cơ thể của mẹ là chưa đáng kể nên bà bầu có thể ngủ tùy ý với nhiều tư thế, nằm ngửa hay nằm nghiêng đều thích hợp. Tuy nhiên, nếu có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì bà bầu nên thay đổi bởi đây không phải là tư thế mang đến giấc ngủ ngon.
Ba tháng giữa
Nếu nước ối quá nhiều hoặc mang song thai, bà bầu nên nằm nghiêng. Tư thế ngủ này khiến bà bầu thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai như các tư thế nằm khác. Nếu bà bầu cảm thấy phần chân nặng nề, có thể nằm ngửa và kê chân lên gối mềm.
Ba tháng cuối
Tư thế nằm của bà bầu trong giai đoạn này rất quan trọng, liên quan chặt chẽ đến sự an toàn của thai nhi. Trong những tháng cuối của thai kỳ, tử cung thường xoay về phía bên phải, vì vậy bà bầu nên nằm nghiêng trái để giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu, đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Nếu hai chân bị phù to hoặc các tĩnh mạch ở chân căng lên, bà bầu có thể vừa nằm nghiêng trái vừa kê cao chân một chút sẽ giúp máu lưu thông, làm chân bớt phù nề.
Ngoài việc chú ý đến tư thế nằm, bà bầu không nên nằm giường cứng, kê đầu quá cao và đắp chăn làm từ sợi nhân tạo, đặc biệt khi ngủ phải có màn. Có như vậy mới tạo ra sự thoải mái cho bà bầu và thai nhi, giúp 2 mẹ con có giấc ngủ ngon, có lợi cho sức khỏe.
Mẹ bầu nên tập thể dục như thế nào cho khỏe?
Những môn thể thao được các chuyên gia khuyên bà bầu nên áp dụng là đi bộ, bơi lội, yoga, thái cực quyền…
- Trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai, không tập những động tác nằm thẳng lưng.
- Không tự ý đề ra chương trình tập luyện cho mình, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Nên bắt đầu luyện tập một cách nhẹ nhàng, những động tác nhẹ và chậm. Bạn phải lường sức mình, không nên cố gắng tập quá sức sẽ gây hại đến thai nhi.
- Tốt nhất bạn nên tham gia vào một lớp thể dục dành cho bà bầu để được tập bài bản và thường xuyên suốt quá trình mang thai.
- Khi luyện tập chú ý giữ mát cho cơ thể.
- Không được nằm úp khi tập thể thao.
- Tập luyện đều đặn 30 phút/ ngày, 3 lần/tuần là hợp lí nhất.
- Luôn chú ý bổ sung năng lượng suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt nên uống nhiều nước trong và sau khi tập luyện.
Theo Web phụ nữ