Dễ tìm nguyên liệu, dễ làm, dễ dùng và đem đến sự dễ chịu cho người bệnh, đó là đặc điểm của các bài thuốc dân gian nói chung, 05 bài thuốc này nói riêng.
Bài 1
Nước mật gừng : Gừng tươi 30g, bèo cái tươi 100 – 120g, rửa sạch, giã nát, hoà với nước lọc lấy 150 – 200ml nước cốt. Trộn đều với mật ong 20g, đun sôi. Chia làm 3 lần uống lúc đói, uống với nước ấm.
Bèo cái.
Bài 2
Hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn tím) tươi 1 cái, lá khế tươi 2 cái, lá bạc hà tươi 2 cái, rửa thật sạch, nghiền nát, gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.
Bài 3
Nước ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, hai thứ hoà đều, nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày.
Chế biến tỏi và mật ong để lâu ngày.
Bài 4
Tân di (là nụ hoa đã phơi khô của cây Mộc Lan) 15g, trứng gà 2 quả. Cho tân di vào nấu với 2 bát nước lấy 1 bát, trứng gà luộc chín bỏ vỏ, chích 10 lỗ xung quanh rồi cho vào đun với nước sắc tân di, uống nước ăn cái.
Tân di.
Bài 5
Dây mướp (ty qua đằng), lấy đoạn gần gốc khoảng 1 cm, thịt heo nạc 60g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, nấu chín dùng làm canh ăn hàng ngày, 5 ngày ăn một lần, dùng liên tục ba lần.
Ngoài ra, có thể dùng phương pháp châm cứu, cấy chỉ phối hợp trong điều trị. Phương pháp cấy chỉ là dùng catgut cấy vào huyệt, phương pháp này vừa có tác dụng kích thích kéo dài trên huyệt vừa có tác dụng theo cơ chế giải miễm dịch – dị ứng, đã được chứng minh khoa học rất có hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng.
Trong điều trị bằng đông y với viêm mũi dị ứng nên phối hợp nhiều phương pháp trên để đạt được hiệu quả cao nhất.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Khoa Y học Cổ truyền – Vật lý trị liệu, Bệnh viện Nhân dân 115, TP. HCM
Theo Motthegioi.vn